Đình, chùa Bố Hạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 37 - 38)

Đình, chùa Bố Hạ

Cụm di tích lịch sử văn hóa đình, chùa Bố Hạ, đền Bến Nhãn hiện nay thuộc thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Hà Bắc, nằm ở những vị trí vừa có cảnh quan đẹp, vừa rất thuận tiện cho mọi người đến tham quan nghiên cứu, đồng thời có nhiều điều kiện thuận lợi để tôn tạo mở mang xây dựng thành khu văn hóa. Cụm di tích này nằm trên khu đất có tên là Bến Đình. Đây là khu vực nằm chân ở đồi, xưa có tên là đồi Đồn ( thực dân Pháp sau khi xâm chiếm nước ta đã xây đồn bốt ở đỉnh đồi, từ đó có tên đồi Đồn). Ngày nay, đồi này chính là thị trấn Bố Hạ. Bến Đình rìa đồi, phía Đông Nam. Con sông Thương chảy qua vùng Bo, lượn một khúc quanh, qua Bến Đình. Đôi bờ là những làng xóm trù phú, những lũy te xanh, những vạt cam chín mọng-loại cam nổi tiếng từ xưa-những ruộng thuốc lá vàng tươi-đặc sản của Bố Hạ ngày nay-những mái nhà ngói đỏ.

Cách các di tích đình, chùa Bố Hạ khoảng 200m theo đường chim bay về phía Tây Nam là di tích đền Bến Nhãn, ngay trên bờ sông Thương, ngày nay nằm trong khu vực cảng mang tên đền: Cảng Bến Nhãn. Các di tích đình, chùa Bố Hạ, đền Bến Nhãn đều là những công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cổ kính của thị trấn Bố Hạ, được xây dựng từ lâu đời.

Đình Bố Hạ được xây dựng từ lâu đời, không biết vào thời gian nào, và vốn đình không phải vị trí Bến Đình hiện nay, mà trong khu bãi Lâm, (đình dựng trên đồi Lâm). Sau vì nhiều lý do, đình được chuyển về vị trí hiện nay-tức là Bến Đình. Căn cứ vào những sắc phong của các triều đại phong kiến, phong tặng cho các vị thần Hoàng được thờ đình Bố Hạ, Đình Bo... đình Bố Hạ phải được xây dựng từ trước thời Nguyễn. Hiện nay nhân dân còn lưu giữ được 8 đạo sắc của các vua Triều Nguyễn phong tặng cho các vị Thần Hoàng thờ ở các đình của các làng Bo, trong đó đạo sắc có niên hiệu sớm nhất là Thiệu trị thứ 6(1845).

thế, là nơi thờ các vị Thành Hoàng, đồng thời tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa tinh thần của toàn dân.

Chùa Bố Hạ cũng là một kiến trúc cổ kính, vốn ban đầu không phải vị trí Bến Đình hiện nay, mà trên đỉnh đồi Đồn. Chùa khi đó nhỏ, xây cất đơn giản, là nơi thờ Phật.

Tháng 2/1887, thực dân Pháp chiếm Bố Hạ, đóng đồn bốt ở đỉnh đồi Đồn, bắt nhân dân Bố Hạ chuyển ngôi chùa về vị trí hiện nay. Với kiểu thức kiến trúc đơn giản, với các mảng chạm khắc các đầu bảy, các bức cốn, vì nóc với các hình tứ linh (long ly, quy phượng) mặt hổ phù, long hóa (trúc, thông...), đã cho thấy chùa Bố Hạ là sản phẩm kiến trúc thời Nguyễn.

Đền Bến Nhãn có từ lâu đi, được xây cất đơn giản, đến ngày nay vẫn thế. Đền được xây gạch, lợp ngói, mở cửa phía đầu hồi, quay mặt ra sông, theo hướng Tây Nam. Trong đền có một quả chuông đồng, ghi rõ 4 chữ Hán "Thăng Long điện chung"-đền Bến Nhãn còn có tên là Điện Thăng Long. Có thể thấy khu vực đền Bến Nhãn là bến bãi cổ, nơi trao đổi buôn bán các mặt hàng gốm sứ, đồng thời cũng có thể có những công trình nhà cửa được xây cất công phu, nơi từ xưa đã nhộn nhịp các hoạt động kinh tế, buôn bán và sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Đền Bến Nhãn rất có thể được xây từ trước thời Nguyễn. Nhưng điều đáng chú ý là đền Bến Nhãn - nơi thờ đức Đại Vương Trần Hưng Đạo, công chúa Lê thị Ngọc Khanh với các nguồn tài liệu, hiện vật còn lại, đã cho thấy đây là di tích lịch sử qúy, giúp cho việc tìm hiểu lịch sử của dân tộc ta nói chung.

Đình Bố Hạ là công trình tín ngưỡng của nhân dân được dựng lên để thờ các vị có tên trong các sắc phong của các triều vua phong kiến là Cao Sơn - Qúy Minh, Nguyệt Nga công chúa, Quỳnh Nga công chúa, Đan Nương công chúa, là những vị thần đã có công lớn "Hộ quốc an dân", và đều được phong tặng bằng những mỹ tự và tôn là thượng đẳng thần. Hiện nay, đình Bo Chợ (Nay thuộc xã Đông Sơn), cách thị trấn Bố Hạ về phía Đông bắc khoảng 2 km, còn giữ được 8 đạo sắc của các triều vua nhà Nguyên, phong tặng cho các thần hoàng thờ ở đình Bo Chợ và Bố Hạ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w