Di tích lịch sử văn hóa Côn Sơ n Kiếp Bạc

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 110 - 111)

Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và nhà văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Cũng trên mảnh đất này, đã từng in dấu những kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ, về các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta và nhiều bạn bè quốc tế.

Ngay trong thời kỳ kháng chiến đánh giặc giữ nước gian khổ, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được xếp hạng bảo vệ đợt đầu tiên. Năm 1992, được xác định là một trong những di tích đặc biệt quan trọng. Trước đây, việc quản lý Côn Sơn - Kiếp Bạc theo cung cách: ngành văn hóa lo tu bổ và các hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn, địa phương thì tổ chức lễ hội và thu dịch vụ. Thiếu sự phối hợp và chỉ đạo thống nhất, nguồn kinh

phí hạn hẹp, dẫn đến tình trạng một số hạng mục công trình bị hư hỏng nặng, khu rừng đặc dụng và cảnh quan môi trường bị tàn phá, làm cho khách thập phương ai cũng thấy phiền lòng. Vấn đề càng đặt ra bức xúc, khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển, nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tham quan, du lịch, học tập của nhân dân tăng lên nhiều.

Để thực hiện chương trình quốc gia về "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam", trong đó có mục tiêu chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, đầu năm 1994, Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, thuộc Sở Văn hóa - Thông tin Hải Dương được thành lập đúng với tinh thần văn bản Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa của Chính phủ.

Từ thực tế, có thể thấy là mô hình tỏ rõ ưu thế và phù hợp. Chỉ sau ba năm, hoạt động của Ban quản lý di tích đi dần vào nền nếp và đạt hiệu quả bước đầu. Bộ văn hóa - Thông tin phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đợt I tu bổ và tôn tạo Côn Sơn - Kiếp Bạc. Nhờ tập trung đầu tư kinh phí, 10 hạng mục công trình đã được hoàn thiện, gồm: Tòa Tiền đường ngôi chùa chính, Tòa Thiên Hương, Tòa Thượng điện, Nhà Tổ, Tháp Huyền Quang, bốn nhà bia ở Côn Sơn và Tòa Tiền tế, Trung từ, Hậu cung, hai nhà Thành Các 36 gian ở Kiếp Bạc. Bên cạnh, sửa chữa thêm và làm những công trình mới tạo cho vẻ đẹp cảnh quan và bảo vệ di tích, thí dụ như: Tam quan Chùa, sân Tiền đường, bãi đỗ xe, đường đi lại, giếng Ngọc, nhà ở, và hệ thống cấp nước sạch, trạm bơm tiêu úng, dựng các trạm biến áp đưa điện lưới về thắp sáng và trồng cây xanh... Đáng chú ý là, trừ một vài sơ suất, các công trình đều bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật, do các hiệp thợ lành nghề thi công, thể hiện được truyền thống kiến trúc, điêu khắc tinh tế, uyển chuyển, hài hòa của dân tộc.

Ơở Côn Sơn - Kiếp Bạc, có hai kỳ lễ hội lớn hằng năm. Tính theo lịch âm, mùa xuân chính hội từ 16 đến 22 tháng giêng. Mùa thu, diễn ra từ 15 đến 20 tháng tám, tưởng niệm Nguyễn Trãi cùng gia quyến ông bị oan khuất trong vụ án Lê Chi Viên ngày 16 năm Nhâm Tuất (19-9-1442) và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn qua đời tại phủ đệ Vạn Kiếp ngày 20 năm Canh Tý (5-9-1300). Trong các ngày hội chính, có tới vài chục vạn người về dự, trở thành truyền thống tốt đẹp đã được đúc kết trong câu truyền miệng: "Tháng Tám giỗ cha...". Việc mở hội, đón khách chiêm bái và nghiên cứu di tích có nghĩa sâu sắc giáo dục ý thức vào đạo lý nhớ ơn những người có công với dân, với nước. Tuy số lượng cán bộ, nhân viên không đông nhưng Ban quản lý di tích đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, tiến hành lễ hội trang trọng, chu đáo và an toàn. Đồng thời, sưu tầm, chỉnh lý, bổ sung và biên soạn, dịch thuật tài liệu, kết hợp khai quật khảo cổ học, tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách, làm phim tư liệu, cung cấp thông tin phong phú và chuẩn xác hơn về Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa ppt (Trang 110 - 111)