Thương quyền (Air Transport Market Access Rights)

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 182 - 188)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

1.Thương quyền (Air Transport Market Access Rights)

Thương quyền là quyền có điều kiện hoặc có giới hạn (thường được quy định trong một hiệp định quốc tế) do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển của quốc gia này được khai thác thương mại thị trường vận tải hàng không có liên quan đến quốc gia cấp phép. Thương quyền là yếu tố rất quan trọng của một quốc gia, thể hiện chủ quyền của quốc gia đó đối với việc khai thác thương mại lãnh thổ của mình bằng đường hàng không (thường là đối với vận tải hàng không thương mại thường lệ).

Nội dung quan trọng nhất của thương quyền là quyền sử

dụng đường bay (Route Rights). Trong hiệp định hàng không

quy định cụ thể về quyền này, bao gồm: Điểm xuất phát (từ quốc gia A nhận thương quyền), điểm đến (tại quốc gia C cấp thương quyền) và các điểm trung gian, điểm tiếp theo (nếu có - tại các quốc gia thứ ba B và thứ tư D). Kèm theo quyền sử dụng đường bay là quyền khai thác (Operational Rights), theo đó bao nhiêu hãng hàng không được chỉ định, máy bay được khai thác ra sao... Tuỳ theo số lượng hãng hàng không được chỉ định, việc chỉ định hãng hàng không được phân thành: Chỉ định đơn (Single Designation) - chỉ có một hãng hàng không được chỉ định khai thác đường bay; chỉ định kép (Dual Designation) - có

hai hãng hàng không được chỉ định; chỉ định đa số (Multiple Unlimited Designation) - một số hãng hàng không được chỉ định; chỉ định đa số có kiểm soát (Multiple Controlled Designation) - một số nhất định hãng hàng không được chỉ định (đối với đường bay, cửa ngõ, một đoạn đường bay ...).

Cần lưu ý rằng thương quyền bản thân nó không phải một nguồn lực nếu không gắn với quyền hạn của quốc gia (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) trong việc cấp hay từ chối cấp thương quyền này cho một quốc gia khác - đó là một nội dung rất quan trọng của Công ước Chicago năm 1944. Cho đến nay, quyền khai thác thị trường vận tải hàng không nội địa thường chỉ được giới hạn trong khuôn khổ các hãng hàng không của quốc gia đó và không cấp cho hãng hàng không nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, đối với vận tải hàng không quốc tế thì vấn đề trở nên phức tạp hơn do tính chất có đi có lại trong việc trao đổi thương quyền. Về nguyên tắc, nếu một quốc gia A không cho phép hãng hàng không của quốc gia B bay thương mại đến quốc gia mình thì rất có thể quốc gia B cũng sẽ không cho phép hãng hàng không của quốc gia A bay thương mại đến quốc gia của họ.

2. Các loại thương quyền

Trong vận tải hàng không hiện nay được chia làm 6 loại thương quyền cơ bản là thương quyền 1, thương quyền 2, thương quyền 3, thương quyền 4, thương quyền 5 và thương quyền 6.

* Thương quyền 1 (1st Freedom Right) – quyền bay qua. Đó là quyền hoặc đặc ân cấp cho một quốc gia được bay qua mà không có hạ cánh trên địa phận của quốc gia cấp quyền đối với dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ và không thương lệ (xem Hình P1.1). Thương quyền này liên quan đến quyền khai thác.

Chú thích: Quốc gia A có quyền vận chuyển sang quốc gia B bay qua không phận của quốc gia C.

Hình P1.1: Thương quyền 1 - Quyền bay qua

* Thương quyền 2 (2nd Freedom Right) - Quyền hạ cánh kỹ thuật.

Đó là quyền đặc ân cấp cho một quốc gia được hạ cánh không vì mục đích vận chuyển trên địa phận của quốc gia cấp quyền đối với dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ và không thường lệ (xem Hình P3.2). Thương quyền này cũng liên quan đến quyền khai thác.

B

Bay qua

CA A

Chú thích: Quốc gia A có quyền vận chuyển sang quốc gia B và hạ cánh kỹ thuật tại quốc gia C.

Hình P1.2: Thương quyền 2 - Quyền hạ cánh kỹ thuật

* Thương quyền 3 (3rd Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác được vận chuyển từ quốc gia nhà của nhà vận chuyển xuống địa phận quốc gia cấp quyền (xem Hình P3.3). Thương quyền này liên quan đến thương quyền vận chuyển.

* Thương quyền 4 (4th Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác được vận chuyển từ quốc gia cấp quyền đến quốc gia nhà của nhà vận chuyển (xem Hình P1.3). Thương quyền này cũng liên quan đến quyền vận chuyển. B Hạ cánh kỹ thuật  C A

đối với vận tải hàng không quốc tế. Hầu hết các chuyến bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines hiện nay đều trên cơ sở khai thác các thương quyền này.

Chú thích: Quốc gia A có quyền vận chuyển sang quốc gia B và ngược lại.

Hình P1.3: Thương quyền 3 và 4

* Thương quyền 5 (5th Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác được vận chuyển đi/đến lãnh thổ của quốc gia cấp quyền từ/đến quốc gia thứ ba (xem Hình P1.4). quyền lấy, trả khách  B A C B A

Chú thích: Nước A vận chuyển hành khách từ nước mình sang quốc gia C, có quyền hạ cánh để lấy/trả khách tại quốc gia B.

Hình P1.4: Thương quyền 5

Thương quyền 5 cũng liên quan đến quyền vận chuyển. Đây là dạng thương quyền gây nhiều tranh luận nhất trên bàn đàm phán cho các hiệp định song phương, vì nó đe dọa hoặc làm tăng thêm đặc quyền của một quốc gia trong việc khai thác thương mại thị trường vận tải hàng không của quốc gia thứ ba. Chính sách vận tải hàng không quốc tế của Việt Nam hiện nay không khuyến khích loại thương quyền này vì nó đe dọa khả năng duy trì thị trường vận tải hàng không quốc tế của các hãng HKVN.

* Thương quyền 6 (6th Freedom Right). Đó là quyền hoặc đặc ân liên quan đến dịch vụ hàng không quốc tế thường lệ về việc vận chuyển giữa 2 quốc gia khác qua quốc gia nhà của nhà vận chuyển (xem Hình P3.5). Thương quyền này cũng liên quan đến quyền vận chuyển. Đây là “thương quyền'' đang được các hãng hàng không khai thác rộng rãi nhằm mở rộng thị trường vận tải hàng không quốc tế.

Chú thích: Nước A có thể vận chuyển hành khách từ nước B sang C và ngược lại mà không cần hạ cánh tại quốc gia mình.

Hình P1.5: Thương quyền 6

CA A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 182 - 188)