Thị trường vận tải hàng không

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 132 - 142)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

1.1.Thị trường vận tải hàng không

1. Khái quát về vận chuyển hàng không

1.1.Thị trường vận tải hàng không

Theo định nghĩa của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới (ICAO), thị trường vận tải hàng không giữa hai điểm nào đó “bao gồm việc vận chuyển đang có hay ở dạng tiềm năng đối với hành khách và hàng hóa mà chúng đang được hoặc có thể được vận chuyển giữa các địa điểm này bằng dịch vụ hàng không thương mại” [4]. Trong định nghĩa này có một số điểm cần lưu ý sau: Thứ nhất, khái niệm thị trường chỉ áp dụng với các chuyến bay thương mại; thứ hai, tại địa điểm đó phải có trả/hoặc nhận hành khách hoặc hàng hóa, có nghĩa là không tính đến điểm hạ cánh kỹ thuật; thứ ba, địa điểm được hiểu là một sân bay hay một nhóm sân bay nào đó. Thị trường vận tải hàng không có những đặc trưng sau:

- Thị trường vận tải hàng không thường được phân thành thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Thị trường quốc tế là thị trường nếu có ít nhất một điểm đi/đến không nằm trên lãnh thổ của quốc gia mà nhà vận chuyển đăng ký. Còn thị trường trong nước là thị trường mà cả 2 địa điểm đi/đến đều nằm trong lãnh thổ của quốc gia mà hãng hàng không đăng ký.

Việc phân loại này là do tính chất cạnh tranh và chính sách vận tải hàng không của các quốc gia đối với từng thị trường này.

- Các chủ thể kinh tế của thị trường vận tải hàng không gồm có: 1) Các nhà vận chuyển hàng không thương mại (còn gọi là các hãng hàng không) – đó là những người tạo nên “cung”; 2) Các khách hàng, bao gồm những người có nhu cầu (có khả năng thanh toán) đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa – đó là chủ thể tạo nên “cầu”; 3) Nhà chức trách hàng không – người quy định cơ chế hoạt động của thị trường vận tải hàng không. Như vậy khác với các thị trường thông thường, thường chỉ có 2 chủ thể tạo nên cung và cầu, do đặc thù của vận tải hàng không nên Nhà nước còn phải điều tiết thị trường vận tải hành không để vừa thúc đẩy lẫn bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Thị trường vận tải hàng không trên thế giới có tính quy luật là tăng trưởng hay suy thoái theo xu hướng của GDP nhưng có mức cao hơn, mức độ nhạy cảm với môi trường vĩ mô lớn. Điều này thể hiện qua sự kiện Liên xô tan giã cùng với cuộc chiến tranh I rắc năm 1991, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 hay dịch bệnh đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003 đã gây hậu quả trực tiếp và nặng nề đến thị trường vận tải hàng không và các hãng hàng không Nếu không tính các giai đoạn khủng hoảng của ngành hàng không trên thì tốc độ tăng trưởng HKDD thế giới tính theo hành khách luân chuyển trong những năm qua đều tăng trưởng cao hơn mức độ tăng trưởng GDP từ 1,5 tới 1,8 lần (xem Hình 6.1).

Nguồn: Tổng hợp từ ICAO

Hình 6.1: Biểu đồ tương quan giữa GNP và vận tải hàng không trên thế giới

Ở Việt nam, do địa hình dài và hẹp nên thị trường trong nước hiện nay được chia thành thành các đường bay tuyến trục nối giữa Hà Nội, Hải phòng – TP Hồ Chí Minh, Cần thơ và Hà Nội, Hải phòng – Đà nẵng – TP Hồ Chí Minh, Cần thơ; và các đường bay tuyến lẻ theo kiểu trục nan nối giữa Hà Nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh với các sân bay địa phương là Điện biên, Hải phòng, Vinh, Quảng bình, Huế, Plâyku, Buôn mê thuột, Đà lạt, Tuy hòa, Quy nhơn, Cam Ranh, Rạch giá, Phú quốc, Cà mau và Côn đảo.

Về thị trường quốc tế, căn cứ vào mức độ khai thác và tính chất cạnh tranh, thị trường quốc tế HKVN được chia thành: Thị trường tiểu vùng CLMV; thị trường khu vực (Đông Nam Á, trừ tiểu vùng CLMV, và Đông Bắc Á); và thị trường xuyên lục địa (Úc, Châu Âu và Bắc Mỹ)

Cũng như các thị trường

vận tải hàng không trên thế giới, thị trường vận tải HKVN phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và chính sách mở cửa. Những năm qua thị trường HKVN có mức tăng trưởng khá cao. Theo báo cáo của ngành, quy mô thị trường HKVN năm 2007 về hành khách đạt 14,35 triệu (trong nước đạt gần 5,8 triệu, quốc tế đạt gần 8,6 triệu). Quy mô tương ứng về thị trường hàng hóa là gần 308 nghìn tấn (trong nước đạt hơn 83 nghìn, quốc tế đạt hơn 224 nghìn). Mức tăng bình quân giai đoạn 2001-2007 là 16,6% về hành khách và 17,7% /về hàng hóa. Số liệu tương ứng cho toàn giai đoạn 1990-2007 là 18,7% về hành khách và 19,2% về hàng hóa (xem Bảng 6.1).

Bảng 6.1: Thị trường vận tải hàng không Việt nam giai đoạn 1990-2007

Năm Vận tải hành khách (lượt khách) Vận tải hàng hóa (tấn) Quốc tế Trong nước Tổng Quốc tế Trong nước Tổng

Dung lượng thị trường 1990 579.368 200.000 779.368 13.000 2.500 15.500 1991 663.750 253.450 917.200 15.384 3.000 18.384 1992 976.010 464.600 1.440.610 23.736 3.578 27.314 1993 1.217.490 682.070 1.899.560 26.313 5.806 32.119 1994 1.663.460 1.050.000 2.713.460 31.947 11.443 43.390 1995 2.114.138 1.440.000 3.554.138 40.603 20.500 61.103 1996 2.302.700 1.651.250 3.953.950 50.931 26.244 77.175 1997 2.413.806 1.711.843 4.125.649 62.035 23.883 85.918 1998 2.354.626 1.646.072 4.000.698 59.542 22.369 81.911 1999 2.598.416 1.716.687 4.315.103 61.216 20.559 81.775 2000 2.974.483 1.875.004 4.849.487 79.405 23.028 102.433 2001 3.429.090 2.283.212 5.712.302 82.427 33.531 115.958 2002 4.231.535 2.651.304 6.882.839 106.924 42.678 149.602 2003 3.985.078 2.655.996 6.641.074 138.239 48.105 186.344 2004 5.461.459 3.256.590 8.718.049 157.163 54.139 211.302 2005 6.427.802 3.872.812 10.300.614 165.811 65.180 230.991 2006 7.411.088 4.550.126 11.961.214 188.345 75.616 263.961 2007 8.558.341 5.793.885 14.352.226 224.265 83.418 307.682

Mức tăng trưởng bình quân

90-95 29,5% 48,4% 35,5% 25,6% 52,3% 31,6%96-00 7,1% 5,4% 6,4% 14,4% 2,4% 10,9% 96-00 7,1% 5,4% 6,4% 14,4% 2,4% 10,9% 01-07 16,3% 17,5% 16,8% 16,0% 20,2% 17,0% 90-07 17,2% 21,9% 18,7% 18,2% 22,9% 19,2%

Nguồn: Cục HKVN Sở dĩ thị trường HKVN có mức tăng trưởng cao trong thời gian qua là do điểm xuất phát thấp và là giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa. Hầu hết các chuyên gia trong ngành HKVN đều cho rằng trong những năm tới thị trường vận tải HKVN khó có khả năng duy trì được mức tăng trưởng cao như giai đoạn 1990-2007 và sẽ dần theo quy luật chung của khu vực và thế giới là “tốc độ tăng trưởng thị trường hàng không có tương quan mật thiết và tiệm cận với tốc độ tăng GDP”

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 132 - 142)