Khái quát về quản lý hoạt động bay

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 114 - 115)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

1.Khái quát về quản lý hoạt động bay

Do tính chất đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội nên mỗi quốc gia đều có chính sách quản lý hoạt động bay của mình. Quản lý hoạt động bay bao gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay và phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự.

1.1. Tổ chức, sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng dân dụng

Tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng gồm tổ chức, sử dụng vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng và phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do quốc gia đó quản lý. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng gồm: Vùng trời sân bay dân dụng và sân bay dùng chung; đường hàng không; khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung; khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng.

1) Vùng trời sân bay dân dụng, sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân sự (gọi tắt là vùng trời sân bay) là vùng trời trên sân bay, phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay. Vùng trời sân bay được quy định có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân bay.

Nó được thiết lập trên cơ sở các yếu tố: 1) Bảo đảm an toàn cho hoạt động bay ở trong và xung quanh khu vực sân bay; 2) Nhu cầu cất cánh, hạ cánh của các loại tàu bay khai thác; 3) Trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

2) Đường hàng không là khu vực trên không phục vụ các chuyến bay dân dụng, có giới hạn xác định về độ cao, chiều rộng và được kiểm soát [9, tr. 25]. Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa.

Đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm cuối nằm trong lãnh thổ của quốc gia đó, có chiều rộng thường là 20 km và giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.

Đường hàng không quốc tế là đường hàng không có ít nhất một điểm không nằm trong lãnh thổ của quốc gia nhưng trong vùng trời của quốc gia đó quản lý. Đường hàng không quốc tế thường có chiều rộng là 30 km, giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.

3) Khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung. Khu vực này được xác định cho từng loại hình khai thác, có giới hạn ngang, giới hạn cao; có quy tắc, phương thức bay2 và các yêu cầu về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

4) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng. Khu vực này được thiết lập cho từng sân bay

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 114 - 115)