Các công trình cơ bản và đầu tư xây dựng Cảng hàng không

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 96 - 99)

1 Điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay là việc quản lý, phân bổ giờ cất cánh, hạ cánh của chuyến bay thực hiện vận chuyển hàng không thường lệ tại cảng hàng

1.3.Các công trình cơ bản và đầu tư xây dựng Cảng hàng không

HKDD, chuyên dụng và dùng chung dân dụng lẫn quân sự. Theo quy mô, có thể chia thành các cảng hàng không, sân bay có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Theo phân cấp tiêu chuẩn dịch vụ của ICAO, cảng hàng không, sân bay có 4 tiêu chuẩn là 1, 2, 3, 4. Trong mỗi tiêu chuẩn lại có các A, B,C, D, E...

Dưới góc độ quản lý chung nhất, các quốc gia đều chia cảng hàng không thành 2 loại là cảng hàng không quốc tế và cảng hàng không nội địa. Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa. Còn cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa. Trong cảng hàng không quốc tế, ngoài các lĩnh vực trong ngành hàng không hoạt động còn có các cơ quan có liên quan cho việc vận chuyển hàng không quốc tế như: Hải quan, Công an cửa khẩu, Kiểm dịch y tế…

1.3. Các công trình cơ bản và đầu tư xây dựng Cảng hàng không hàng không

Các công trình cơ bản trong Cảng hàng không gồm: Sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác.

1) Sân bay là khu vực để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Thông thường một sân bay gồm có đường cất hạ cánh (đường băng cho tàu bay cất hạ cánh), đường lăn dẫn để dẫn máy bay từ đường băng vào sân đậu hoặc

nhà ga và ngược lại, sân đỗ để đỗ tàu bay, đài kiểm soát không lưu và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay.

2) Nhà ga hàng không là khu vực cung cấp dịch vụ hàng không để làm thủ tục cho hành khách, hành lý, hàng hóa. Có những nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa và nhà ga dùng chung cho cả hành khách và hàng hóa. Một nhà ga hành khách thông thường sẽ có khu vực làm thủ tục đi (check-in), đến (check-out), phòng chờ, khu nhận hành lý, nhà hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, khu vực vệ sinh và các khu vực công cộng khác (xem Hình 4.1).

Hình 4.1: Sơ đồ chung một nhà ga hàng không

3) Trong cảng hàng không còn có các trang thiết bị khai thác tàu bay, vận chuyển hành khách, hành lý từ nhà ga đến tàu bay và ngược lại, và các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy

cũng như các trang thiết bị cần thiết khác để đảm bảo an toàn và an ninh hàng không. Một số cảng hàng không lớn còn còn có các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất; khu suất ăn hàng không; khu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay; cơ sở an ninh hàng không; khu xăng dầu hàng không, trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay, nhà hàng và các công trình cung cấp dịch vụ khác (Hình 4.2).

Hình 4.2: Sơ đồ các công trình trong cảng hàng không

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 96 - 99)