Các doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 175 - 180)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ở Việt nam

3.1. Các doanh nghiệp tại cảng hàng không, sân bay

1) Lĩnh vực sửa chữa máy bay: Có Công ty TNHH 1 thành viên kỹ thuật máy bay Vietnam Airlines, Tổng công ty HKVN sở hữu 100% vốn điều lệ.

2) Lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Có 4 đơn vị là 3 Xí nghiệp thuộc Tổng công ty HKVN là Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất là Nội bài, Đà nẵng, Tân Sơn Nhất và Công ty phục vụ mặt đất Sài gòn thuộc Tổng công ty khai thác cảng miền Nam.

3) Lĩnh vực phục vụ hàng hóa: Có 2 đơn vị là Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội bài (NCS), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ và TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), Tổng công ty HKVN sở hữu 70% vốn điều lệ. Hiện nay Tổng công ty HKVN và Tổng công ty khai thác Cảng miền Nam cũng đang hợp tác với các đơn vị khác để thành lập thêm các công ty phục vụ hàng hóa tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

4) Lĩnh vực cung ứng xuất ăn trên máy bay: Có 2 đơn vị là Công ty phần Sản xuất bữa ăn trên máy bay Nội bài (NAC), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ và Công ty liên doanh Sản xuất bữa ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (TAC), Tổng công ty HKVN sở hữu 60% vốn điều lệ.

5) Lĩnh vực khai thác nhà ga hành khách: Có 3 đơn vị khai thác các dịch kinh doanh nhà hàng, bán hàng miễn thuế, lưu niệm… là Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội

Bài (NASCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO, Tổng công ty HKVN chiếm 49 % vốn điều lệ; và Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), trực thuộc Tổng công ty khai thác cảng hang không miền Nam.

6) Lĩnh vực dịch vụ bảo đảm hoạt động bay: Có Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam.

7) Lĩnh vực cung cấp xăng dầu hàng không: Có Công ty TNHH 1 thành viên xăng dầu hàng không (VINAPCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 100% vốn điều lệ.

3.2. Các doanh nghiệp ngoài cảng hàng không, sân bay

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay và doanh nghiệp liên quan đến ngành HKVN ở Việt nam hiện nay gồm có:

1) Các công ty giao nhận hàng hóa: Công ty TNHH Dịch vụ giao nhận hàng hóa Tân Sơn Nhất, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ; Công ty TNHH Giao nhận hàng hóa thành phố Hồ Chí Minh (VINAKO), Tổng công ty HKVN sở hữu 65% vốn điều lệ.

2) Công ty cổ phần bảo hiểm hàng không, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

3) Công ty cổ phần tin học hàng không, Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

4) Công ty liên doanh Phân phối toàn cầu (Abacus – Vietnam), Tổng công ty HKVN sở hữu 90% vốn điều lệ.

5) Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không (AIRIMEX), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

6) Công ty cổ phần In hàng không (APCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

7) Công ty cổ phần Cung ứng và xuất khẩu lao động hàng không (ALSIMEXCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

8) Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không (AEC),Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

9) Công ty cổ phần Công trình hàng không (ACC), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

10) Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (AIRSERCO), Tổng công ty HKVN sở hữu 51% vốn điều lệ.

11) Công ty cổ phần Nhựa cao cấp hàng không (APLACO), Tổng công ty HKVN chiếm 36,5% vốn điều lệ.

12) Công ty cổ phần Vận tải ô tô hàng không, Tổng công ty HKVN chiếm 49% vốn điều lệ.

Cùng với đường lối và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Ngành HKVN sẽ có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ra đời trong thời gian tới để đáp ứng được sự phát triển của ngành.

TÓM TẮT CHƯƠNG 7

Dịch vụ hàng không là một trong 4 lĩnh vực cơ bản của ngành HKDD. Nó cung cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động cho vận chuyển hàng không được an toàn, hiệu quả và chất lượng. Dịch vụ hàng không có thể phân theo phạm vi và tính chất hoạt động hoặc theo theo dây truyền kinh doanh vận tải hàng không. Theo phạm vi và tính chất hoạt động, người ta có thể chia dịch vụ hàng không thành dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay và dịch vụ hàng không ngoài cảng hàng không, sân bay. Dựa trên dây truyền kinh doanh vận tải hàng không, có thể chia dịch vụ hàng không thành dịch vụ trực tiếp trong dây truyền kinh doanh của hãng hàng không, dịch vụ đảm bảo cho chuyến bay và dịch vụ ngoài dây truyền vận tải hàng không.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, có mục đích hoạt động là cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng không tại cảng hàng không, sân bay và phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không,

sân bay theo hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cảng hàng không và thực hiện các quy định về khai thác cảng hàng không, sân bay; tổ chức phục vụ khách hàng của cảng hàng không, sân bay bảo đảm chất lượng, văn minh, lịch sự, chu đáo.

Ở nước ta hiện nay phần lớn các cung cấp dịch vụ hàng không nằm trong Tổng công ty HKVN (là bộ phận của công ty mẹ hoặc là các công ty con) nhưng cùng với đường lối và chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và sự phát triển của ngành HKVN, chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không ra đời.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7

1. Trình bày vai trò của dịch vụ hàng không?

2. Phân loại dịch vụ hàng không tiếp cận theo dây truyền kinh doanh vận tải hàng không? Hãng hàng không thường chú trọng đầu tư dịch vụ hàng không nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh?

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm và nghĩa vụ gì?

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 175 - 180)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w