Hệ thống quản lý, điều hành hoạt động bay ở Việt nam

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 125 - 132)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

3.Hệ thống quản lý, điều hành hoạt động bay ở Việt nam

Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 02 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển Đông cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hạ tầng đảm bảo hoạt động bay gồm: 1) Các cơ sở kiểm soát không lưu có 2 trung tâm kiểm soát đường dài là ACC/Hà Nội và ACC/Hồ Chí Minh, 3 cơ quan kiểm soát tiếp cận là APP/Nội Bài, APP/Tân Sơn Nhất, APP/Đà Nẵng; 2) Các mạng kỹ thuật thông tin, dẫn đưỡng, giám sát hàng không có

49 đài dẫn đường VOR/DME, NDB, ILS và 9 trạm radar giám sát; 3) Cơ sở khí tượng hàng không và cơ sở tìm kiếm cứu nạn.

Nhìn chung hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát) đều ở mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới. Các cơ sở hạ tầng quản lý bay đều được trang đáp ứng tiêu chuẩn ICAO và có đầy đủ năng lực kiểm soát, điều hành các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý. Trình độ quản lý không lưu của Việt Nam được xếp vào loại khá của khu vực. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ quản lý bay của Việt Nam chưa thực sự đồng đều. Các dịch vụ không báo, khí tượng, tìm kiến cứu nạn mặc dù ở mức đáp ứng theo qui định của ICAO

nhưng chất lượng chưa cao; tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý còn thiếu.

Thực hiện chức năng đảm bảo hoạt động bay ở nước ta hiện nay là Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam. Tổng công ty này được thành lập năm 2008 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam. Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam có nhiệm vụ: cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay; thiết kế thi công xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa trang, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; sản xuất các linh kiện phụ tùng vật tư; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo

đảm công nghệ bảo đảm bay. Trực thuộc Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam hiện nay gồm có các Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Hiệp đồng điều hành bay, Công ty

dịch vụ Kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không.

Năm 2008 Tổng công ty đảm bảo bay Việt nam điều hành gần 316 lần chuyến bay an toàn, hiệu quả, tương ứng 368 triệu km điều hành, thu hơn 1.800 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 1.000 tỷ đồng.

Định hướng trong thời gian tới các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay như: không lưu; thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; khí tượng và tìm kiếm cứu nạn hàng không tiếp tục được Nhà nước đầu tư phát triển đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của vận tải hàng không và đạt chất lượng dịch vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Quản lý hoạt động bay bao gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay và phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự. Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng là vùng trời sân bay dân dụng và sân bay dùng chung, đường hàng không, khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung, khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng. Ở nước ta, việc tổ chức, sử dụng vùng trời phải bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn cho tàu bay, hợp lý, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động HKDD. Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay. Sự phối hợp giữa quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự là nhằm bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng trên cơ sở luật pháp của các quốc gia.

Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động bay. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bao gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. Dịch vụ không lưu bao gồm dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động. Tàu bay hoạt động trong một vùng trời xác định phải được điều hành bởi một cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay bao gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu và các các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu điều hành chuyến bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng và chuyến bay khác do cơ quan cấp phép bay uỷ nhiệm bằng văn bản phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của mình. Khu vực trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu là khu vực kiểm soát trên không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực kiểm soát tại sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và khu vực tư vấn không lưu.

Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 02 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Thực

hiện chức năng đảm bảo hoạt động bay ở nước ta hiện nay là Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam. Tổng công ty này được thành lập năm 2008 trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam. Nhìn chung hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát) đều ở mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Quan lý hoạt động bay bao gồm những nội dung gì? Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng bao gồm những khu vực nào? Ở Việt nam cơ quan nào cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng?

2. Thế nào là phép bay? Việc cấp phép bay phải đảm bảo các yêu cầu gì? Trách nhiệm về cấp pháp bay ở Việt nam được quy định như thế nào?

3. Trình bày nhiệm vụ chính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu? Khu vực nào thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu?

4. Trình bày các loại vùng trời không lưu theo chất lượng cung cấp dịch vụ không lưu và loại quy tắc bay?

5. Đơn vị nào thực hiện chức năng đảm bảo hoạt động bay ở nước ta hiện nay? Trình bày sơ bộ nhiệm vụ và tổ chức của đơn vị này ?

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 125 - 132)