Công nghiệp HKDD ở Việt nam

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 88 - 93)

3. Máy bay khai thác và công nghiệp HKDD ở Việt nam

3.2.Công nghiệp HKDD ở Việt nam

Công nghiệp HKDD ở Việt nam hiện nay mới ở mức đảm bảo kỹ thuật máy bay và một số trang thiết bị hàng không khác.

Về lĩnh vực kỹ thuật máy bay, ngành HKVN có 2 cơ sở bảo dưỡng máy bay của Tổng công ty HKVN là Xí nghiệp sửa chữa máy bay A-75 và Xí nghiệp sửa chữa máy bay A-76. Hai Xí nghiệp này được tổ chức lại thành Công ty kỹ thuật máy

bay (VAECO) và bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty từ đầu năm 2009. Hiện nay Công ty kỹ thuật máy bay đã được đầu tư trang thiết bị bảo dưỡng và có khả năng thực hiện sửa chữa định kỳ đến dạng trung (4C) cho các máy bay Vietnam Airlines đang khai thác và cung cấp một số dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các hãng hàng không khác trong ngành và Lào. Định

hướng của Ngành là nghiên cứu hợp tác với nước ngoài đầu tư cơ sở bảo dưỡng máy bay thân lớn, tầm cỡ khu vực để xuất khẩu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cho các hãng hàng không trong khu vực và cho phép công ty nước ngoài đầu tư 100% đầu tư, sản xuất các cấu kiện, phụ tùng máy bay tại Việt nam.

Về công nghiệp kỹ thuật hàng không khác, ngành có Trung tâm Dịch vụ kĩ thuật đảm bảo hoạt động bay (ATTECH) thuộc Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt nam có khả năng thiết kế, chế tạo thành công hệ thống chuyển điện văn tự động AMSS, dàn phản xạ đài dẫn đường VOR/DME, hệ thống đồng hồ thời gian chuẩn... Định hướng trong những năm tới sẽ phát triển Trung tâm này thành Công ty dịch vụ kỹ thuật hàng không để đảm bảo các hoạt động bảo trì, sửa chữa, lắp giáp và sản xuất một số thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động đảm bảo bay. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đang khuyến khích liên doanh, liên kết hoặc cho phép công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn để thực hiện dự án đầu tư sản xuất các thiết bị hàng không khác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí. Tàu bay bao gồm: máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác. Tàu bay khi hoạt động phải có đủ điều kiện bay và phải được đăng ký quốc

tịch, sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc tịch, dấu hiệu đăng ký phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.

Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay. Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay. Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.

Máy bay là loại tàu bay có cánh nâng cố định, bay được nhờ động cơ theo nguyên lý lực nâng khí động học. Máy bay dân dụng có thể chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức. Một máy bay thường có các bộ phận chủ yếu là thân, cánh, động cơ (gồm cả cánh quạt - nếu là máy bay động cơ cánh quạt), đuôi và càng máy bay.

Công nghiệp hàng không dân dụng bao gồm công nghiệp về sản xuất, bảo dưỡng máy bay, động cơ, các thiết bị điện tử… trên máy bay và các thiết bị đảm bảo hoạt động khai thác máy bay. Hiện nay Boeing và Airbus là 2 nhà xuất máy bay khổng lồ trên thế giới, tiếp đến là các nhà sản xuất máy bay nhỏ của châu Âu và châu Mỹ. Bên cạnh đó cũng phải kể đến các nhà chế tạo của Nga và các nước SGN. Cùng với công nghiệp sản xuất máy bay là lĩnh vực bảo dưỡng, kỹ thuật máy bay và các lĩnh vực khác như khai thác cảng, khai thác không lưu… Các lĩnh vực này cũng không ngừng phát triển phù hợp với yêu cầu khai thác các loại máy bay mới.

Trong những năm qua ngành HKVN đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội máy bay bằng việc chuyển đổi sử dụng các máy bay của Liên xô cũ sang việc sử dụng các thế hệ máy bay của Tây Âu và Mỹ như: Boeing, Airbus, ATR, Foker. Định hướng đến năm 2020 ngành HKVN sẽ khai thác khoảng 150 chiếc và đến năm 2030 khoảng từ 230-250 chiếc. Về lĩnh vực công nghiệp HKDD, Việt nam hiện mới chỉ đảm bảo kỹ thuật máy bay cũng một số trang thiết bị hàng không khác và đang được Nhà nước khuyến khích đầu tư sản xuất các cấu kiện, phụ tùng máy bay và các thiết bị hàng không đồng bộ khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Tàu bay bao gồm những loại nào? Tàu bay khi hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản gì?

2. Thế nào là người khai thác tàu bay? Người khai thác tàu bay là tổ chức phải có điều kiện gì mới được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại? Phân biệt 2 mô hình cơ bản về Người khai thác vì mục đích thương mại?

3. Phân biệt 2 hình thức cơ bản về thuê và cho thuê tàu bay hiện nay?

4. Nêu các bộ phận và tác dụng chủ yếu của một máy bay?

5. Lực nâng của máy bay được tạo theo nguyên tắc nào? Để máy bay bay được thì quan hệ giữa các lực như thế nào?

6. Những bộ phận nào để điều khiển máy bay đi lên hoặc đi xuống, sang phải hoặc sang trái. Nêu nguyên lý hoạt động của chúng?

7. Nêu các loại máy bay đang sử dụng ở Việt nam và định hướng chủng loại của Việt nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 88 - 93)