TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 38 - 39)

2. Tổng quan về ngành hàng không Việt nam

TÓM TẮT CHƯƠNG

Ngành hàng không trên thế giới được biết đến vào ngày 17/12/1903, khi anh em nhà Wright đã bay thành công trên một chiếc máy bay tự thiết kế chế tạo có gắn động cơ. Những năm tiếp theo đó là quá trình nghiên cứu thử nghiệm và phục vụ cho mục đích quân sự trong 2 cuộc chiến tranh thế giới. Tháng 11 năm 1944 Tổ chức HKDD Quốc tế (ICAO) được thành lập chịu trách nhiệm soạn thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới. Ngành HKDD chỉ thực sự phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới II, nhất là ở Bắc Mỹ, đặc biệt là sự ra đời Boeing 707 và năm 1957. Từ đó đến nay hàng KHDD không ngừng phát triển về quy mô lẫn công nghệ với các thế hệ máy bay mới hiện đại và cả máy bay bay vào không gian vũ trụ.

Ngày nay khái niệm về ngành HKDD không chỉ bó hẹp trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và các dịch vụ phục vụ hoạt động bay tại cảng hàng không mà đã mở rộng sang các lĩnh vực thương mại có liên quan đến hoạt động HKDD. Nó bao gồm 5 yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Đó là, vận tải hàng không, cảng hàng không, quản lý bay dân dụng, dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không và quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD. Trong đó vận tải hàng không giữ vai trò trung tâm.

Ngành HKDD là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với SXKD. Ngành HKDD giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia. Với vai trò là một phương thức vận tải, nó có vai trò quan trọng trong việc góp phần phát triển và phân bổ các nguồn

lực, các sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu đi lại của hành khách trong nền kinh tế.

Ngành HKVN ra đời năm 1956 khi Chính phủ đã thành lập Cục HKDD. Quá trình xây dựng và phát triển ngành HKVN trải qua 3 giai đoạn phù hợp với quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Cho đến nay tổ chức của ngành HKVN bao gồm: Cục HKVN và các đơn vị sự nghiệp; Học viện hàng không Việt nam; Các Tổng công ty Cảng miền Bắc, Trung, Nam; Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay; Tổng công ty Hàng không Việt nam; Jetsatr - Pacific Airlines và các hàng hàng không tư nhân. Mạng đường bay đội tàu bay, cất cấu hạ tầng của ngành ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa. Những năm qua, ngành HKVN đã có bước phát triển nhanh, đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và ngân sách nhà nước; góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một cầu nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 38 - 39)