III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,
2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không
2.3. Khai thác vận chuyển hàng không (quyền vận chuyển)
Hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không. Quyền vận chuyển hàng không (thường gọi là thương quyền) là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và
đối tượng vận chuyển. Quyền vận chuyển bao gồm: Quyền vận chuyển hàng không nội địa và Quyền vận chuyển hàng không quốc tế.
Vận chuyển hàng không nội địa là việc vận chuyển bằng đường hàng không trong lãnh thổ của một quốc gia. Trên cở sở chủ quyền quốc gia, thế giới hiện nay hầu hết quyền vận chuyển hàng không nội địa chỉ được các quốc gia cấp cho các hãng hàng không trong nước của quốc gia đó, ngoại trừ giữa các quốc gia có thỏa thuận riêng về mở cửa bầu trời. Ở nước ta, quyền vận chuyển hàng không nội địa được cấp cho các hãng hàng không Việt Nam căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vận chuyển hàng không quốc tế là việc vận chuyển bằng đường hàng không qua lãnh thổ của hơn một quốc gia. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế sẽ do một quốc gia cấp cho một quốc gia khác chỉ định một hay một số nhà vận chuyển của quốc gia này được khai thác thương mại thị trường vận tải hàng không có liên quan đến quốc gia cấp phép. Nó thường được quy định trong một hiệp định hàng không quốc tế song phương hoặc đa phương. Trong vận chuyển hàng không quốc tế hiện nay được chia làm 6 loại thương quyền cơ bản: Thương quyền 1 - Quyền bay qua quốc gia cấp thương quyền, Thương quyền 2 - Quyền hạ cánh kỹ thuật xuống quốc gia cấp thương quyền, Thương quyền 3 - Quyền vận chuyển đến quốc gia cấp thương
quyền, Thương quyền 4 - Quyền vận chuyển đi từ quốc gia cấp thương quyền, Thương quyền 5 - Quyền vận chuyển đi/đến lãnh thổ của quốc gia cấp quyền từ/đến quốc gia thứ ba, Thương quyền 6 - Quyền vận chuyển giữa 2 quốc gia khác qua quốc gia nhà của nhà vận chuyển (xem Phụ lục 1).
Ở nước ta hiện nay việc trao đổi quyền vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia khác phải bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác, về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài. Quyền vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam được cấp căn cứ vào nhu cầu của thị trường, khả năng của hãng hàng không, sự phát triển cân đối mạng đường bay; trên cơ sở và phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế về vận chuyển hàng không mà Việt Nam là thành viên. Theo quy định hiện hành, các hãng hàng không của Việt nam không được mua, bán quyền vận chuyển hàng không và không được thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc cạnh tranh không lành mạnh.