Phương thức bay bao gồm phương thức cất cánh, tiếp cận, hạ cánh, bay chờ, bay trên vùng trời sân bay [8, tr 4].

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 115 - 120)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

2Phương thức bay bao gồm phương thức cất cánh, tiếp cận, hạ cánh, bay chờ, bay trên vùng trời sân bay [8, tr 4].

có hoạt động bay dân dụng, có giới hạn ngang, giới hạn cao được quy định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay.

Ở nước ta, việc tổ chức, sử dụng vùng trời phải bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn cho tàu bay, hợp lý, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động HKDD. Bộ Giao thông vận tải quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Riêng việc tổ chức khai thác vùng trời sân bay dùng chung dân dụng và quân sự phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng.

Đối với việc thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị Bộ Quốc phòng sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Việc thiết lập khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung do Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.

Về đường hàng không ở Việt nam, theo quy định hiện hành, đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm cuối nằm trong lãnh thổ Việt Nam, chiều rộng là 20 km (trong trường hợp đặc biệt đến 30 km), giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường hàng không quốc tế là đường hàng không trong vùng trời Việt Nam có chiều rộng là 30 km, trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt

Nam quản lý là 90 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Việc thiết lập, điều chỉnh hoặc hủy bỏ đường hàng không do Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng. Riêng đối với đường bay quốc tế phải có sự thoả thuận với ICAO.

1.2. Cấp phép bay

Tàu bay hoạt động trong lãnh thổ bất kỳ quốc gia nào cũng phải được các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cấp phép bay. “Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay” [9, tr. 26].

Phép bay cấp cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn hàng không; trật tự và lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng đáp ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay. Riêng đối với các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ còn phải căn cứ vào quyền vận chuyển hàng không được cấp. Nội dung phép bay bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của người được cấp phép bay; tên, địa chỉ của người khai thác tàu bay;

b) Số phép bay được cấp;

c) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký và quốc tịch của tàu bay;

d) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

đ) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

e) Thời gian dự kiến cất, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua các điểm bay ra, bay vào vùng trời (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

g) Mục đích của chuyến bay;

h) Giá trị thời gian thực hiện của phép bay;

i) Việc chỉ định cơ quan điều hành bay (nếu cần thiết); k) Các quy định khác của phép bay

Để có phép bay, người đề nghị cấp phép bay (người khai thác tàu bay, người vận chuyển hoặc người được ủy quyền) phải gửi đơn đề nghị cấp phép bay đến cơ quan cấp phép bay. Đơn đề nghị cấp phép bay bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;

b) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và trọng lượng cất cánh tối đa;

c) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;

d) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;

đ) Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra

vùng trời Việt Nam (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);

e) Mục đích của chuyến bay;

g) Số lượng ghế và trọng tải cung ứng;

h) Sơ đồ bay (đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung).

Ở Việt nam, theo quy định hiện hành, Bộ Ngoại giao cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ nước ngoài. Bộ Quốc phòng cấp phép bay cho các chuyến bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái. Bộ Giao thông vận tải cấp phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng, bao gồm chuyến bay của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng; chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó.

1.3. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự

Trong quản lý hoạt động bay, cần thiết phải có sự phối hợp giữa quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự nhằm bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng trên cơ sở luật pháp của các quốc gia.

Ở Việt nam, nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay được quy định tại điều 91 của Luật HKDD Việt nam, bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1) Tổ chức vùng trời, thiết lập đường hàng không và xây dựng phương thức bay.

2) Sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và vùng trời sân bay.

3) Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông báo tin tức về hoạt động bay.

4) Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. 5) Tìm kiếm, cứu nạn.

6) Quản lý hoạt động bay đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa chất, quay phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử dụng phương tiện liên lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay và bay vào khu vực hạn chế bay.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 115 - 120)