Các mô hình hãng hàng không

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 153 - 155)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

2.2.Các mô hình hãng hàng không

2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không

2.2.Các mô hình hãng hàng không

Có rất nhiều mô hình hãng hàng không, tùy theo cách tiếp cận khác nhau như loại hình kinh doanh, phạm vi kinh doanh, tính chất kinh doanh, mức độ khai thác tàu bay…

Theo loại hình kinh doanh, có thể phân thành Hãng hàng không vận chuyển hành khách (ví dụ như Thai Airways, Qantas, Cathay Pacacific…), Hãng hàng không vận chuyển hàng hóa (ví dụ như FedEx, DHL, Air France Cargo, Cargolux, EVA Air …), Hãng hàng không vận chuyển hành khách kết hợp với vận chuyển hàng hóa (Singapore Airlines, Japan

Airlines, Air France…), Hãng hàng không bay dịch vụ (ví dụ như Siam Land Flying, Pacific Flight Services…)…

Theo phạm vi hoạt động, có thể phân thành Hãng hàng

không toàn cầu (Major Ailines) và Hãng hàng không bay khu vực (Regional Airlines). Hãng hàng không toàn cầu thường có quy mô lớn, chủ yếu khai thác các đường bay tầm trung và đường dài trên phạm vi toàn cầu bằng máy bay lớn, thân rộng, với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao. Điển hình như Singapore Airlines, American Airlines, United Airlines, Japan Airlines… Hãng hàng không bay khu vực thường khai thác bằng máy bay cánh quạt và phản lực loại nhỏ trên các đường bay tầm ngắn trong phạm vi khu vực. Một số dạng cụ thể của hãng hàng không khu vực là Express Airlines, Commuter Airlines, Feeder Airlines… Ví dụ như Silk Air của Singapore; Regional Airlines, Brit Air của Pháp; American Eagle, American Connection, United Express, Delta Shuttle hay Delta Connection của Mỹ.

Theo tính chất kinh doanh, có thể phân thành Hãng hàng không truyền thống, Hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Airlines hoặc Low Cost Carrier / LCC). Hãng hàng không truyền thống thường cung cấp các dịch vụ đầy đủ cho hành khách. Thực tế cho thấy các hãng hàng không lớn (Major Airlines) thường là hãng hàng không đầy đủ cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao, có đầy đủ các hệ thống của Người vận chuyển và Người khai thác. Có rất nhiều hãng hàng không điển

hình theo loại này trên thế giới như Singapore Airlines, Air France, Qantas, American Airlines… Còn hãng hàng không giá rẻ thường cung cấp sản phẩm cho hành khách với dịch vụ tối thiểu và giá bán thấp hơn giá vé của các hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ có cùng đường bay. Điển hình đầu tiên là Southwest Airlines ở Mỹ, sau đó lan rộng sang Bắc Mỹ và Châu Âu và gần đây rộ lên việc ra đời các hãng hàng không chi phí thấp ở Châu Á – Thái bình dương như Autralian Airlines của Úc, City Link của Indonesia, Japan Express và Air Japan của Nhật, Air Asia của Malaysia, Nok Air của Thái hay Tiger Airways của Singapore.

Theo mức độ khai thác tàu bay, có thể phân thành Hãng

hàng không là nhà khai thác và Hãng hàng không không phải là nhà khai thác. Hãng hàng không là nhà khai thác, được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay sẽ tự khai thác tàu bay của mình. Hãng hàng không không phải là nhà khai thác, không được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay. Để vận chuyển hàng không và khai thác tàu bay họ phải thuê nhà khai thác.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 153 - 155)