Khái quát về công nghiệp HKDD

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 81 - 86)

Công nghiệp hàng không dân dụng bao gồm công nghiệp về sản xuất, bảo dưỡng máy bay, động cơ, các thiết bị điện tử… trên máy bay và các thiết bị đảm bảo hoạt động khai thác máy bay.

2.1. Công nghiệp sản xuất máy bay dân dụng

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, trong những thập kỷ qua công nghiệp sản xuất máy bay nói chung và máy bay dân dụng nói riêng thế giới có sự phát triển vượt bậc. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất máy bay đã cho ra đời nhiều thế hệ máy bay mới có chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt hơn, tiện nghi cho hành khách và người lái sử dụng, sản xuất bằng vật liệu mới, áp dụng công nghệ tin học và trí tuệ nhân tạo, giảm thiểu tiếng ồn đáp ứng ngày càng tốt hơn các quy định của ICAO. Các nhà sản xuất liên tục cải tiến về cấu trúc thân máy bay, động cơ… để có các thông số khai thác, kỹ thuật, thương mại tốt hơn như tầm bay xa hơn, sức nâng tốt hơn, tiết kiệm nhiên liệu… Đi đầu phải kể

đến 2 nhà xuất máy bay khổng lồ là Boeing và Airbus, tiếp đến là các nhà sản xuất máy bay nhỏ của châu Âu và châu Mỹ. Bên cạnh đó các nhà chế tạo của Nga và các nước SGN cũng đang từng bước lấy lại vị thế trên thị trường quốc tế.

1) Boeing là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có tổng hành dinh tại Chicago, Mỹ. Boeing cũng là hãng thầu lớn thứ hai trên thế giới về quốc phòng sau Lockheed. Năm 1997 Hãng sản xuất máy bay dân dụng lớn thứ hai của Mỹ là McDonnell Douglas hợp nhất với Boeing thành tập đoàn Boeing. Các dòng sản phẩm thương mại của Boeing đều là các máy bay động cơ tuốc bin phản lực. Hiện nay Boeing đã dừng sản xuất Boeing 727, Boeing 757 và các sản phẩm của McDonnell Douglas (MD). Các dòng sản phẩm thương mại hiện đang được sản xuất của Boeing là Boeing 737, Boeing 747, Boeing 767, Boeing 777 và mới nhất sắp cho ra đời là Boeing 787 Dreamliner.

82 B777 B767 B787 B737 B747

2) Airbus là hãng sản xuất máy bay dân dụng lớn thứ hai thế giới, có trụ sở ở Toulouse, Pháp. Sản phẩm của Hãng là sự hợp tác của các nước Châu Âu như Đức (cánh), Anh (động cơ), Hà lan (thiết bị điện tử)…. Cũng như Boeing các dòng sản phẩm thương mại của Airbus đều là các máy bay động cơ tuốc bin phản lực. Năm 2005, Airbus đã kí kết được nhiều hợp đồng sản xuất, cung cấp máy bay hơn cả Boeing. Các dòng sản phẩm thương mại hiện đang được sản xuất của Airbus gồm dòng A320 (A318, 319, 320, 321), A300/310, A330/340 và máy bay thương mại lớn nhất thế giới là A380.

3) Các hãng sản xuất máy bay thương mại loại nhỏ: Trên thế giới có rất nhiều nhà sản xuất máy bay thương mại loại nhỏ, tầm ngắn, điển hình trong thời gian qua là các nhà sản xuất của châu Âu và châu Mỹ như: Canadair/Bombardier, British Aerospace, Aerospatiale/ATR, Embraer, Forker, SAAB, Short, Beechcraft… Các sản phẩm của các hãng sản xuất này đều là các máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt hoặc phản lực có tầm

A380A380 A380 A340 A320 A380 A300

tải dưới 120 ghế. Nhìn chung công nghệ sản xuất máy bay thương mại loại nhỏ hiện nay không định hình rõ công nghệ như máy bay thân rộng của Boeing hoặc Airbus. Tuy nhiên có thể nhắc đến 3 nhà sản xuất điển hình nhất hiện nay là Bombardier, Embraer và ATR.

Bombardier là một tập đoàn đa ngành, có trụ sở tại Canada. Về công nghệ hàng không, Bobardier có 2 dòng sản phẩm máy bay khu vực là máy bay động cơ tuốc bin cánh

quạt D8-Q100/200/300/400 với tầm tải từ 37 đến 78 ghế và máy bay động cơ tuốc bin phản lực CRJ-200/700/900 với tầm tải từ 50 đến 90 ghế.

Embraer là hãng sản xuất máy bay có trụ sở tại Braxin. Hiện nay Embrear có 2 dòng sản phẩm máy bay khu vực là máy bay động cơ tuốc bin cánh

quạt EMB-

135/140/145/170/175 với tầm tải từ 37 đến 86 ghế và bay

động cơ tuốc bin phản lực EMB-190/195 với tầm tải từ 98 đến 118 ghế.

ATR là hãng sản xuất máy bay có trụ sở tại Pháp. Hiện nay ATR chỉ có 1 dòng

ATR-72Embrear-190 Embrear-190

máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt ATR-42/72 với tầm tải từ 46 đến 70 ghế.

4) Các nhà sản xuất máy bay của Nga và các nước SGN:

Trong một thời gian dài kể từ khi Liên xô xụp đổ, các nhà sản xuất máy bay của Nga và các nước SGN như Ilushin, Tupolev, Antonov… đang có những bước biến chuyển để từng bước lấy lại vị thế trên thị trường quốc tế bằng những sản phẩm mới với lợi thế giá thành thấp, sử dụng động cơ và các thiết bị điện tử của phương Tây.

Về động cơ, phải kể đến các hãng như General Electric của Mỹ, Rollroy của Anh, Pratt Whitney…

2.2. Kỹ thuật máy bay và các lĩnh vực khác

Cùng với công nghiệp sản xuất máy bay và các cấu kiện trên máy bay là lĩnh vực bảo dưỡng, kỹ thuật máy bay. Trên thế giới hiện nay hình thành nhiều cơ sở bảo dưỡng lớn chuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, kỹ thuật máy bay cho các hãng hàng không và người khai thác tàu bay. Bên cạnh đó, các hãng hàng không và người khai thác tàu bay tũy theo chiến lược của mình cũng có thể hình thành những cơ sở bảo dưỡng nằm trong tổ chức của mình để đảm bảo việc bảo dưỡng các máy bay đang khai thác.

Ngoài ra, công nghệ trong các lĩnh vực khác như khai thác cảng, khai thác không lưu… cũng không ngừng phát triển phù hợp với yêu cầu khai thác các loại máy bay mới.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 81 - 86)