68 Giám đốc chất

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 68 - 77)

1. Tàu bay dân dụng

68 Giám đốc chất

Giám đốc chất lượng Đảm bảo chất lượng Khai thác Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất Giám đốc chịu trách nhiệm chính Bảo dưỡng Tổ chức bảo

Nguồn: [1, tr. 2-B-V7]

Hình 3.1: Nhà khai thác có tổ chức bảo dưỡng nằm trong

Trong mô hình Người khai thác không có tổ chức bảo dưỡng nằm trong, Người khai thác không thực hiện bảo dưỡng tàu bay mà chỉ thực hiện công tác quản lý bảo dưỡng. Công việc bảo dưỡng tàu bay được thuê cơ sở bảo dưỡng ở bên ngoài thực hiện (Hình 3.2). Ở nước ta, Jestar-Pacific Airlines là hãng hàng không đang tổ chức theo mô hình này.

Giám đốc chịu trách nhiệm chính Tổ chức bảo dưỡng Đảm bảo chất lượng Khai thác Đảm bảo chất lượng Bảo dưỡng Giám đốc chất lượng Giám đốc chịu trách nhiệm chính Giám đốc chất lượng

Tổ chức của nhà bảo dưỡng Tổ chức của nhà khai thác

Đảm bảo chất

Nguồn: [1, tr. 2-B-V8]

Hình 3.2: Nhà khai thác không có tổ chức bảo dưỡng nằm trong

1.2.2. Thuê và cho thuê tàu bay

Hiện nay có 2 hình thức cơ bản về thuê và cho thuê tàu bay là thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay và thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay.

Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay (thường được gọi là thuê ướt – Wet lease) là thuê và cho thuê tàu bay trong đó tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cho thuê. Bên cho thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng, khai thác tàu bay.

Thuê, cho thuê tàu bay không có tổ bay (thường được gọi là thuê khô – Dry lease) là thuê và cho thuê tàu bay trong đó tàu bay được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên thuê. Bên thuê chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện tiêu chuẩn an toàn về bảo dưỡng, khai thác tàu bay.

Theo Luật HKDD Việt nam, hiện nay việc thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản sau khi xem xét các nội dung sau đây (trừ một số trường hợp đặc biệt):

1) Hình thức thuê;

2) Tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay; 3) Thời hạn thuê;

4) Số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê; 5) Quốc tịch tàu bay;

7) Thoả thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và đối với người thứ ba ở mặt đất;

8) Tổ chức chịu trách nhiệm khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.

1.3. Máy bay

1.3.1. Khái niệm

Máy bay là loại tàu bay có cánh nâng cố định, bay được nhờ động cơ theo nguyên lý lực nâng khí động học.

Máy bay dân dụng có thể chia thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức. Dựa vào nguyên lý hoạt động, máy bay được chia thành máy bay cánh quạt, máy bay phản lực. Dựa mục đích sử dụng, người ta chia thành máy bay thương mại (commercial aircraft) và máy bay hàng không chung (general aircraft). Trong máy bay thương mại lại có thể chia thành máy bay chở khách, máy bay chở hàng và máy bay kết hợp chở khách với chở hàng (combi aircraft). Dựa vào tầm bay và tầm tải, máy bay lại có thể chia thành máy bay tầm ngắn, tầm trung và tầm xa…

1.3.2.Các bộ phận chủ yếu của máy bay

Tuy máy bay có nhiều loại khác nhau nhưng về cơ bản một máy bay thường có các bộ phận chủ yếu là thân, cánh, động cơ (gồm cả cánh quạt - nếu là máy bay động cơ cánh quạt), đuôi và càng máy bay.

Thân máy bay gồm có buồng lái, khoang chở khách, chứa hàng hóa... Thân máy bay thường dài, có hình ống hoặc hình hộp chữ nhật. Bề ngoài thân máy bay thường phải nhẵn và phía đầu trước thường nhọn để giảm ma sát khi chuyển động. Hầu hết các cấu kiện chính của máy bay được gắn với thân máy bay. Buồng và khoang lái (cabin & cockpit) thường là buồng nhỏ ở phần trước thân máy bay nơi mà phi công và phi hành đoàn làm việc (xem Hình 3.3).

Hình 3.3: Thân máy bay

2. Cánh máy bay (Wings)

Cánh dùng để nâng máy bay, giúp cho máy bay có thể bay được. Cánh gồm 2 phần là cánh trái và cánh phải, những phần này được nối với nhau bở thân máy bay. Để nâng máy bay, cánh máy bay có hình dáng khá đặc biệt. Nếu chúng ta nhìn hình cắt ngang cánh máy bay như hình bên, chúng ta sẽ thấy một cánh máy bay truyền thống có hình vòng tròn lên ở phía gờ trước của cánh và hình sắc cạnh ở bộ phận lái ở đuôi cánh (xem Hình 3.4). Lắp trên cánh máy bay còn có cánh phụ và cánh tà (xem Hình 3.5).

Hình 3.4: Mặt cắt của cánh Hình 3.5: Các bộ phận chính của cánh

Cánh phụ (Ailerons) thường được gắn ở phía gần đầu mỗi cánh. Chúng có tác dụng làm thay đổi lực nâng của mỗi cánh để xoay máy bay. Chúng hoạt động nguyên tắc đối nghịch nhau (một cái đi chếch xuống thì cái còn lại sẽ đi chếch lên và ngược lại). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cánh tà (flap) thường được đặt dọc theo phần sau của cả cánh trái và cánh phải, nó nằm giữa cánh phụ và thân máy bay. Cánh tà gần giống với cánh phụ, mục đích chính của nó làm ảnh hưởng đến mức nâng của cánh máy bay. Tuy nhiên, cánh tà thường chỉ được sử dụng trong lúc cất cánh và hạ cánh để tăng độ nâng của cánh máy bay tại một vận tốc đưa ra. Tác dụng này cho phép máy bay cất cánh hoặc hạ cánh tại một tốt độ thấp hơn so với khi không sử dụng cánh tà.

3) Động cơ (engine)

Động cơ là bộ phận làm cho máy bay chuyển động. Các máy bay có thể sử dụng nhiều động cơ khác nhau, nhưng chúng có thể được phân làm 2 loại chính. Những máy bay ban đầu từ máy bay của anh em nhà Wright đến tận chiến tranh thế giới lần 2 sử dụng những động cơ van đẩy (piston) cánh quạt và những động cơ này vẫn còn sử dụng đến ngày nay trên những máy bay nhỏ cho hàng không chung. Đây là loại động cơ 4 kỳ chạy bằng xăng. Nhưng hầu hết các máy bay hiện đại ngày nay sử dụng động cơ turbin. Động cơ turbin sử dụng trên máy bay được chia

làm 2 loại là turbin cánh quạt (dùng làm quay cánh quạt) và động cơ turbin phản lực (dùng để đẩy không khí). Máy bay một động cơ thường gắn động cơ ở đầu thân máy bay. Những máy bay lớn hơn, có nhiều động cơ thường có vỏ động cơ treo tách biệt dưới cánh hoặc đôi khi gắn vào thân máy bay.

Đối với máy bay động cơ cánh quạt, gắn với động cơ còn có cánh quạt (propeller). Khi động cơ hoạt động làm cánh quạt quay có tác dụng các luồng không khí đẩy máy bay chuyển động và tạo áp suất khác nhau trên và dứơi cánh máy bay.

Động cơ phản lực Động cơ cánh quạt

4) Đuôi máy bay (tail assembly)

Đây là khu vực cuối của thân máy bay. Mục đích chính của nó là giúp cho máy bay ở trạng thái ổn định. Nó gồm những phần cố định gọi là bộ thăng bằng ngang và bộ thăng bằng dọc, và những bộ phận chuyển động gọi là các bánh lái.

Cấu trúc đuôi ngang gồm phía trước là phần cố định gọi là

bộ thăng bằng ngang (horizontal stabilizer)và được sử dụng để chống cho máy bay lao lên hoặc lao xuống. Phần sau gọi là

thăng bằng ngang. Bánh lái độ cao có thể chuyển động để điều khiển chuyển động lên xuống của mặt trước thân máy bay (xem Hình 3.6).

Cấu trúc đuôi dọc được chia thành bộ thăng bằng dọc (vertical stabilizer) đuôi lái (rudder). Phần phía trước gọi là bộ thăng bằng dọc được sử dụng để chống cho máy bay không đi trệch đường bay. Phần phía sau gọi là đuôi lái để bay vòng giống như mái chèo (xem Hình 3.7).

Hình 3.6: Cấu trúc đuôi ngang Hình 3.7: Cấu trúc đuôi dọc

5) Càng máy bay (Landing Gear):

Càng máy bay dùng để lăn bánh, cất cánh và hạ cánh. Càng máy bay thường được gắn bánh. Hầu hết các máy bay ngày nay sử dụng càng xếp theo kiểu xe 3 bánh (tricycle landing gear arrangement) là một hệ thống có 2 bộ càng chính (main gear) lớn

đặt gần giữa của máy bay và một càng trước (nose gear) nhỏ hơn gần với phía đầu của máy bay (xem Hình 3.8).

Hình 3.8: Vị trí càng máy bay

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 68 - 77)