Khái quát về cảng hàng không, sân bay

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 93 - 95)

1.1. Khái niệm cảng hàng không, sân bay

Trước đây trong một thời gian dài, ở Việt nam sử dụng khái niệm sân bay như là cảng hàng không. Kể từ khi Luật HKDDVN sửa đổi năm 2006 thì khái niệm cảng hàng không đã được xác định rõ: “Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không” [ 9, tr.15].

Như vậy cảng hàng không là một khái niệm rộng hơn sân bay. Khái niệm cảng hàng không có thể hiểu dưới 3 khía cạnh: 1) Về mặt địa lý, cảng hàng không là phần mặt đất, mặt nước (bao gồm cả các công trình kiến trúc, các trang thiết bị kỹ thuật); 2) Về công năng, cảng hàng không là nơi diễn ra việc chuyển đổi từ một hình thức giao thông đường không sang các hình thức giao thông khác và ngược lại (là cửa khẩu quốc gia đối với các cảng hàng không quốc tế); 3) Về bản chất kinh tế, cảng hàng không là một tổ hợp kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ liên quan đến hàng không và phi hàng không.

Sân bay là một phần của cảng hàng không, nó là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ

cánh và di chuyển [9, tr.15]. Trong các sân bay dân dụng nói chung có sân bay chuyên dụng và sân bay dùng chung dân dụng lẫn quân sự. Sân bay chuyên dụng là sân bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư mà không phải vận chuyển công cộng. Trong khi đó, sân bay dùng chung dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và quân sự. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực:

a) Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự b) Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng

c) Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự

Cảng hàng không, sân bay có một vai trò quan trọng trong ngành HKDD. Nó đảm bảo hạ tầng khai thác tại các điểm đi và điểm đến cho hoạt động vận tải hàng không cũng như hoạt động hàng không chung. Máy bay chỉ có thể bay từ điểm này đến điểm khách khi có cảng hàng không, sân bay ở những điểm đó. Tương tự hành khách hay khách hàng muốn đi hay vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác khi ở đó có cảng hàng không, sân bay.

Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó. Theo quy định hiện hành ở Việt nam Cảng hàng không, sân bay phải được đăng ký vào Sổ đăng bạ cảng hàng

không, sân bay. Cảng hàng không, sân bay chỉ được khai thác sau khi Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

Việc cho phép, không cho phép hoạt động của cảng hàng không, sân bay theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gọi là mở, đóng cảng hàng không, sân bay. Ở nước ta Thủ tướng Chính phủ quyết định việc mở cảng hàng không, sân bay theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay; đóng cảng hàng không, sân bay vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng hoặc các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tạm thời đóng cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp cần thiết. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc điều phối giờ cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay1 trong phạm vi giới hạn khai thác của cảng hàng không, sân bay; bảo đảm thuận lợi, hiệu quả, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.2. Phân loại cảng hàng không, sân bay

Cảng hàng không, sân bay có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo chủ thể quản lý, có thể chia thành cảng hàng không của trung ương hay địa phương. Theo hình thức sổ hữu có thể chia thành cảng hàng không, sân bay

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 93 - 95)