Các hãng hàng không tư nhân

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 164 - 170)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

4.4.Các hãng hàng không tư nhân

4. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng không ở Việt nam

4.4.Các hãng hàng không tư nhân

Sau khi luật HKDD Việt nam chính thức có hiệu lực kể

từ 1/1/2007 đã có nhiều tổ chức, cá nhân Việt nam tham gia thành lập hãng hãng không. Đến nay đã có một số hãng hãng

không tư nhân được thành lập và được Bộ giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hãng không như VietJet Air, Indochina Airlines, Mekong Aviation, Trai Thien Air Cargo… Trong đó, Indochina Airlines ban đầu là Air Seep Up đã bắt đầu khai thác từ tháng 11/2008 với các đường bay tuyến trục Hà nội – TP Hồ Chí Minh, Hà nội – Đà nẵng – TP Hồ Chí Minh và ngược lại. Các hãng hàng không tư nhân do tiềm lực tài chính còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm khai thác nên trong thời gian đầu định hướng chủ yếu là khai thác mạng đường bay tuyến trục trong nước, tiến đến là khai thác mạng đường bay quốc tế khu vực.

Ngoài các doanh nghiệp vận chuyển hàng không dân dụng, tham gia vận chuyển hàng không ở Việt nam còn có Tổng công ty bay dịch vụ (SFC), trực thuộc Bộ quốc phòng. SFC thành lập năm 1989, chuyên sử dụng trực thăng phục vụ mục đích bảo vệ nền an ninh quốc gia, phục vụ ngành dầu khí và tận dụng năng lực thừa để tham gia thị trường air taxi, hàng không chung. Đội tàu bay của SFC hiện nay gồm các tàu bay trực thăng của Nga là MI-8, MI-17 và của Châu Âu là Super Puma, Dolfin…

Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư bằng đường hàng không. Kinh doanh vận tải hàng là ngành kinh doanh có điều kiện và được phân loại thành hình theo tính chất khai thác và phạm vi thị trường khai thác. Theo tính chất khai thác, vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ. Theo phạm vi thị trường khai thác, vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không nội địa và vận chuyển hàng không quốc tế.

Ngoài những đặc trưng của ngành dịch vụ, sản phẩm vận tải hàng không có những đặc trưng riêng so với các phương thức vận tải khác như thường có tầm vận chuyển lớn, tốc độ vận chuyển nhanh, mức độ tiện nghi tốt và chi phí vận chuyển cao. So với các phương thức vận tải khác, vận tải hàng không không có ưu thế về dung lượng, chi phí vận chuyển, nhưng lại có ưu thế về thời gian vận chuyển, an toàn, tiện nghi… nên thích hợp với việc vận chuyển ở cự ly dài, người có thu nhập cao và vận chuyển các hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị lớn, đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn.

Cũng giống như các hàng hóa, dịch vụ khác, dưới góc độ marketing, sản phẩm vận chuyển hàng không cũng được chia làm 3 cấp độ là sản phẩm lõi (sự thay đổi không gian vận chuyển), sản phẩm hiện thực (những yếu tố thể hiện chất lượng của sản phẩm) và sản phẩm bổ sung (yếu tố hỗ trợ hoặc làm tăng giá trị của sản phẩm vận chuyển hàng không).

Doanh nghiệp vận chuyển hàng không hay còn gọi là hãng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không. Có rất nhiều mô hình hãng hàng không, tùy theo cách tiếp cận khác nhau như loại hình kinh doanh, phạm vi kinh doanh, tính chất kinh doanh, mức độ khai thác tàu bay… Hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không trong phạm vi quyền vận chuyển hàng không. Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển. Quyền vận chuyển bao gồm: Quyền vận chuyển hàng không nội địa và Quyền vận chuyển hàng không quốc tế.

Bên cạnh hoạt động vận chuyển hàng không là hoạt động hàng không chung (General aviation). Đây là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay không không phải để vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư nhằm phục vụ các lĩnh vực trong nền kinh tế; hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư không vì mục đích công cộng. Hoạt động hàng không chung được chia thành hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại và hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại. Ở nước ta hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được cấp giấy phép kinh doanh, còn

hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương phải phải đăng ký loại hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải.

Ở Việt nam trước đây chỉ có 4 nhà vận chuyển hàng không là Vietnam Airlines, Pacific Airlines (nay là Jestar- Pacific Airlines), VASCO và SFC. Trong đó Vietnam Airlines là Hãng hàng không quốc gia, phát triển theo mô hình hãng hàng không truyền thống, đầy đủ, có quy mô lớn giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo lực lượng vận tải cho quốc gia. Jestar- Pacific Airlines là hãng hàng không cổ phần, phát triển theo mô hình hãng hàng không chi phí thấp (LCC). VASCO là thành viên của Tổng công ty HKVN, được phát triển theo mô hình bay gom tụ cho Vietnam Airlines, kết hợp bay dịch vụ. Còn SFC chuyên sử dụng trực thăng phục vụ phục vụ ngành dầu khí và tham gia thị trường air taxi, hàng không chung. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2007 Luật HKDD sửa đổi có hiệu lực đã một số hãng hàng không tư nhân như: VietJet Air, Indochina Airlines, Mekong Aviation, Trai Thien Air Cargo… Tuy nhiên chó đến nay hầu hết các hãng hàng không này vẫn chưa đi vào khai thác.

1. Thế nào là thị trường vận tải hàng không? Thị trường vận tải hàng không ở Việt nam có đặc trưng gì?

2. Trình bày các loại hình kinh doanh vận chuyển hàng không?

3. Sản phẩm vận tải hàng không có những đặc trưng gì? Sản phẩm vận tải hàng không có mấy cấp độ là những cấp độ nào? Theo bạn cấp độ là quan trong nhất thể hiện chất lượng của sản phẩm vận tải hàng không?

4. Nêu mô hình hãng hàng không theo các tiêu chí về loại hình kinh doanh, phạm vi hoạt động, tính chất kinh doanh và mức độ khai thác tàu bay. Lấy ví dụ thực tiễn minh họa?

5. Thế nào là quyền vận chuyển hàng không? Quyền vận chuyển hàng không được phân thành những loại nào? Nêu các loại thương quyền cơ bản trong vận chuyển hàng không quốc tế.

6. Thế nào là hoạt động hàng không chung? Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải đáp ứng những điều kiện gì?

7. Trình bày khái quát các hãng hàng không ở Việt nam hiện nay?

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 164 - 170)