Hàng không chung

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 157 - 160)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

3.Hàng không chung

Hoạt động hàng không chung (General aviation) là hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh,

quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư [9, tr. 59].

Hoạt động hàng không chung được chia thành hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại và hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại. Hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại là hoạt động cung cấp dịch vụ hàng không chung, quảng cáo, tiếp thi hoặc bán dịch vụ hàng không chung trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại là hoạt động hàng không chung phục vụ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích sinh lợi.

Ở nước ta tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung phải đăng ký loại hình hoạt động với Bộ Giao thông vận tải. Hoạt động hàng không chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1) Tàu bay, tổ bay phải được cấp giấy phép, chứng chỉ cần thiết và phù hợp với loại hình hoạt động khai thác được thực hiện.

2) Bảo đảm các điều kiện về an toàn hàng không, an ninh hàng không, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải có Giấy chứng nhận người khai thác tàu

bay. Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện hoạt động hàng không chung vì mục đích thương mại phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung. Điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung giống như được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, nhưng yêu cầu vốn pháp định cho hoạt động hàng không chung chỉ là 50 tỷ đồng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại phải có phải có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung gồm:

1) Là pháp nhân Việt Nam; hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; hoặc công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; hoặc công dân nước ngoài thuờng trú tại Việt Nam.

2) Có tàu bay khai thác.

3) Có cơ sở bảo dưỡng tàu bay hoặc có hợp đồng dịch vụ với cơ sở bảo dưỡng tàu bay được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.

4) Thành viên tổ lái được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp.

5) Loại hình hoạt động hàng không chung dự định thực hiện phù hợp chức năng hoạt động của tổ chức, nhu cầu riêng của cá nhân đề nghị cấp.

6) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

Ở nước ta trong thời gian qua ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch tập đoàn Hoàng anh Gia lai là người đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân (chiếc King Air B350). Để khai thác máy bay không vì mục đích thương mại (phục vụ nhu cầu đi lại của chính ông ta), ông đã làm hồ sơ và đã được Bộ giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 157 - 160)