Các phương thức vận tải gồm: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không và đường ống.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 143 - 151)

III Các CHK miền Nam 2.524,28 973,86 719,49 830,

3Các phương thức vận tải gồm: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không và đường ống.

Trong ngành vận tải, giá trị sử dụng của dịch vụ vận tải là sự thay đổi về mặt không gian của đối tượng được vận chuyển. Người ta cần đến dịch vụ vận tải khi và chỉ khi cần vận chuyển bản thân hoặc hàng hoá nào đó từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Vì vậy sản phẩm vận tải không có sản phẩm tồn kho mà nó là việc thực hiện đồng thời giữa sản xuất tiêu thụ. Điều đó cũng có nghĩa là những sản phẩm vận tải được tạo ra nhưng không được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó thì sản phẩm này cũng mất đi mà không giúp ích gì cho bất kỳ ai. Đó là ghế, tải cung ứng nhưng không được sử dụng thì sẽ bị mất đi mà không thể lưu kho được.

Bảng 6.2: Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ

Đặc điểm hàng hóa

Đặc điểm

dịch vụ Hàm ý đối với dịch vụ

Hữu hình Vô hình

- Không lưu kho được. - Không được cấp bản quyền. - Không được trưng bày sẵn.

Được tiêu chuẩn hóa

Không đồng nhất

- Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng tuỳ thuộc vào nhân viên và nhiều yếu tố không kiểm soát được.

- Không có gì đảm bảo dịch vụ cung ứng đến khách hàng khớp với những gì đã lên kế hoạch và quảng bá

Quá trình sản xuất

Đồng thời vừa

- Khách hàng tham gia vào và ảnh hưởng đến tiến trình giao tiếp.

tách rời quá trình tiêu thụ sản xuất vừa tiêu thụ

- Nhân viên phục vụ ảnh hưởng đến kết quả của dịch vụ.

- Sản xuất đại trà rất khó. - Làm đúng ngay từ đầu.

Không dễ

hỏng Dễ hỏng

- Khó đồng nhất hóa về cung và cầu đối với dịch vụ.

- Dịch vụ không thể hoàn trả lại hoặc tái bán.

Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả vận chuyển là khối lượng vận chuyển (số hành khách vận chuyển hay số tấn hàng hóa vận chuyển) và khối lượng luân chuyển (Hành khách-Km hay Tấn-Km). Chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả khai thác là hệ số sử dụng ghế, tải (Passenger/Weight Load Factor) - đó là tỷ số giữa hành khách-km thực hiện và ghế-km cung ứng đối với vận chuyển hành khách hay tỷ số giữa tấn-km thực hiện và tấn-km cung ứng đối với vận chuyển chung (cả hành khách, hàng hoá và bưu kiện).

Bên cạnh những đặc điểm chung về sản phẩm của các phương thức vận chuyển, sản phẩm vận tải hàng không có những đặc trưng riêng so với các phương thức vận tải khác sau:

- Về tầm vận chuyển: Tầm vận chuyển của vận tải hàng không thường lớn hơn rõ rệt vì vận tải hàng không chỉ có ý nghĩa khi thực hiện việc vận chuyển tầm xa. Với khoảng cách gần, việc đi bằng hàng không phiền phức và tốn kém hơn nhiều so với các phương tiện khác.

- Về tốc độ vận chuyển: Vận tải hàng không vượt trội một cách rõ rệt về tốc độ và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, do các cảng hàng không nhìn chung nằm tương đối xa so với trung tâm dân cư nên ngoài thời gian vận chuyển trên máy bay còn cả thời gian vận chuyển mặt đất đến cảng hàng không và ngược lại. Vì vậy yếu tố tiết kiệm thời gian của vận tải hàng không chỉ thực sự phát huy thế mạnh đối với các đường bay tầm càng xa càng tốt.

- Về mức độ tiện nghi: Vận tải hàng không có mức độ tiện nghi tốt nhất trong số các phương thức vận tải. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với nhau và với các phương thức vận tải khác, các hãng hàng không đều cố gắng bảo đảm mức tiện nghi tối đa cho hành khách, từ khâu đặt giữ chỗ, mua vé, các dịch vụ tại cảng hàng không và các dịch vụ trên máy bay.

- Về chi phí vận chuyển: Vận tải hàng không có chi phí bằng tiền cao nhất trong số các phương tiện vận tải công cộng với cùng một độ dài vận chuyển. Đây là một bất lợi của vận tải hàng không.

So với các phương thức vận tải khác (đường sắt, đường bộ và đường thủy), vận tải hàng không không có ưu thế về dung lượng, chi phí vận chuyển, lại có ưu thế về thời gian vận chuyển, an toàn, tiện nghi… nên thích hợp với việc vận chuyển ở cự ly dài, người có thu nhập cao và vận chuyển các hàng hóa

gọn nhẹ, có giá trị lớn, đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn (xem Hình 6.2).

Nguồn: Đào Mạnh Nhương và Ban soạn thảo [5, tr.415]

Hình 6.2: Lợi thế so sánh của các loại hình vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2. Các yếu tố cấu thành sản phẩm vận chuyển hàng không

Cũng giống như các hàng hóa, dịch vụ khác, dưới góc độ marketing, sản phẩm vận chuyển hàng không cũng được chia làm 3 cấp độ (xem Hình 6.3).

1) Cấp độ 1 - Sản phẩm lõi (Core product). Đây là lợi ích cốt lõi của sản phẩm đem lại cho khách hàng. Đối với sản phẩm vận tải hàng không nó chính là sự thay đổi không gian vận chuyển và được thể hiện thông qua sản phẩm đường bay (điểm đi và điểm đến). Tầm vận chuyển Đường hàng không Đường sắt Đường bộ Lợi thế so sánh

Nguồn: Phát triển từ mô hình của The University of Newcastle [14]

Hình 6.3: Ba cấp độ của sản phẩm vận tải hàng không

2) Cấp độ 2 - Sản phẩm hiện thực (Actual product). Đây là những yếu tố phản ánh sự tồn tại của sản phẩm. Đối với sản phẩm vận tải hàng không nó là những yếu tố thể hiện chất lượng của sản phẩm cung cấp cho khách hàng như lịch bay, loại máy bay, dịch vụ trên chuyến bay, dịch vụ trước và sau chuyến bay, dịch vụ đặt giữ chỗ… Thông qua các yếu tố này, khách hàng có thể phân biệt được sản phẩm của các hãng hàng không

Loại máy bay Dịch vụ dưới mặt đất Lịch bay Dịch vụ trên chuyến bay Đường bay (điểm đi, đến) Sản phẩm hiện thực Sản phẩm lõi Mức bảo hiểm Liên kết khách sạn, du lịch Nối chuyến Đói gói, lưu kho Chương trình khách hàng thường xuyên Hình ảnh, danh tiếng Sản phẩm bổ sun g

khác nhau để lựa chọn trong các sản phẩm cùng loại (trên cùng một đường bay).

- Lịch bay: Thể hiện thời điểm, mức độ thường xuyên của sản phẩm. Lịch bay thường phản ánh các yếu tố như tần suất (số lượng chuyến bay/ngày hoặc tuần), ngày, giờ bay, thời gian bay. Sản phẩm vận chuyển có ưu thế cạnh tranh khi lịch bay có tần suất cao, giờ đi, đến thuận lợi cho hành khách.

- Loại máy bay: Quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Loại máy bay sử dụng không chỉ quyết định đến mức độ tiện nghi, thoải mái trên chuyến bay mà còn ảnh hưởng đến thời gian bay, mức độ an toàn, thiết kế khoảng cánh ghế ngồi, trang bị các thiết bị giải trí trên chuyến bay…

- Dịch vụ trên chuyến bay: Thể hiện những khác biệt của sản phẩm vận chuyển hàng không như hạng ghế và khoảng cách ghế; trang thiết bị an tòan và tiện nghi cho hành khách (chăn, gối, khăn, vệ sinh…); dịch vụ giải trí trên chuyến bay; báo, tạp chí; dịch vụ ăn uống và phục vụ của nhân viên trên máy bay (năng lực phục vụ, thái độ, tính thân thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu hành khách, trợ giúp bố, mẹ có trẻ em, kỹ năng ngôn ngữ…).

- Dịch vụ dưới mặt đất: Thể hiện thống qua các yếu tố như hệ thống đặt, giữ chỗ; thủ tục trước và sau chuyến bay; dịch vụ chuyển tiếp, dịch vụ tại phòng chờ, vận chuyển lên máy bay…

c) Cấp độ 3 - Sản phẩm bổ sung (Augmented product).

Đây là những yếu tố hỗ trợ hoặc làm tăng giá trị của sản phẩm vận chuyển hàng không. Tùy theo chính sách phát triển sản phẩm, các dịch vụ này có thể gồm:

- Mức bảo hiểm cho hành khách, hàng hóa, hành lý. - Dịch vụ đóng gói, lưu kho hàng hóa

- Dịch vụ nối chuyến (interlines) với các đường bay và các phương tiện vận chuyển khác để đáp ứng nhu cầu đi lại hoặc vận chuyển hàng hóa của khách hàng.

- Dịch vụ liên kết với du lịch, khách sạn

- Chương trình cho khách hàng thường xuyên…

- Ngòai ra các dịch vụ để đảm bảo an toàn, an ninh, nâng cao hệ số tin cậy khai thác (khai thác đúng lịch bay) thì hình ảnh và danh tiếng của hãng không chỉ là các yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm vận chuyển của hãng hàng không.

Một phần của tài liệu giáo trình khái quát về hàng không dân dụng (Trang 143 - 151)