Lập kế hoạch QLBV và phát triển RPHĐN

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 33 - 35)

3. Các biện pháp thực hiện

3.1. Lập kế hoạch QLBV và phát triển RPHĐN

3.1.1. Quan điểm trong lập kế hoạch

+ Tổng hợp và hệ thống (tính toàn diện)

+ Ưu tiên nhóm mục tiêu (như TNR, nguồn nước), có tính kế thừa

+ Phù hợp với hiện trạng và năng lực từng lúc, từng nơi, từng đối tượng (tính cụ thể và khả thi)

+ Mềm dẻo, linh hoạt ( có khả năng điều chỉnh trên cơ sở dự báo).

3.1.2. Tiến trình lập kế hoạch:

Theo Sr. Herland (1972), việc lập kế hoạch QLBV LVN gồm có các bước sau: + Bước 1: Xác định mục tiêu QLBV;

+ Bước 2: Điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên trong lưu vực (gồm tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, con người)

+ Bước 3: Chỉnh lý, phân tích số liệu/tài liệu/ thông tin thu thập;

+ Bước 4: Lập chương trình kế hoạch phát triển và kế hoạch hoạt động; + Bước 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch,dự án trên thực địa;

+ Bước 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

Theo Eren (1977), thì việc lập kế hoạc QLBV lưu vực nước là một quá trình lặp đi lặp lại trên cơ sở nắm vững hiện trạng tài nguyên và địa hình trong lưu vực và những thay đổi (nếu có). Bao gồm các bước: (1). Xây dựng mục tiêu; (2). Triển khai kế hoạch; (3). 33

Lập chương trình hành động; (4). Thực hiện và đánh giá kết quả, tiến độ; và (5). Điều chỉnh chương trình.

* Những điểm cần lưu ý khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện: - Về mục tiêu của kế hoạch

+ Có thể chấp nhận được cả về lợi ích lẫn những mặt thiệt hại + Chính xác, chuyên sâu và có tính đặc thù riêng

+ Có tính khả thi và sát với thực tế

+ Thích hợp và cân đối giữa các ngành khác.

- Hiệu quả sinh thái: Được đánh giá qua khả năng phục hồi và bảo vệ đất; chế độ thủy văn của lưu vực (số/chất lượng nước và mức độ ổn định dòng chảy)

- Hiệu quả kinh tế : Để đánh giá hiệu quả kinh tế của kế hoạch/ dự án, cần phải tính toán/ hạch toán giá thành (chi phí đầu vào) ở các mặt:

+ Đầu tư cho các ngành có liên quan (LN, NN, CN, XD, GTVT, TL, TS, DL...)

+ Đầu tư cho chương trình BV-PTR (BVR; Trồng rừng; Làm giàu rừng; Khoanh nuôi phục hồi rừng…)

+ Các hoạt động chống ô nhiễm, thoái hóa đất, nguồn nước trong và ngoài lưu vực. + Phát triển các các khu dân cư, đô thị, nơi nghỉ dưỡng, dịch vụ

+ Đầu tư cho VH-GD-YT và các phúc lợi công cộng khác. - Các vấn đề ảnh hưởng cần xem xét khi lập kế hoạch

1) Vấn đề tăng dân số (ở miền núi thường ở mức cao, đông con, nghèo đói, thất học, suy dinh dưỡng...)

2) Sử dụng đất không hợp lý (du canh, làm rẫy lưu động, canh tác trên đất quá dốc, coi nhẹ trồng rừng và NLKH, tình trạng đất vô chủ và sử dụng kém hiệu quả còn phổ biến...) 3) Rừng bị suy thoái quá nhanh (do khai thác quá mức, mở đất canh tác nông nghiệp, cháy rừng, phát triển các ngành khác...)

4) Sản lượng nước không ổn định (biến động về số/chất lượng, chế độ dòng chảy) 5) Thiên tai (lũ lụt, hạn hán, lốc bão...) thường xuyên và gia tăng

6) Đất bị thoái hóa nghiêm trọng (xói mòn/rửa trôi, sạt lở, bồi lấp...)

7) Hậu quả do chiến tranh để lại (là các khu căn cứ, các vùng luôn xẩy ra xung đột/ tranh chấp trong các cuộc chiến tranh, các tàn dư để lại như bom mìn gây cháy nổ, chất độc làm thoái hóa môi trường sống)

8) Các vấn đề sinh địa không thuận lợi như: + Môi trường sống bị thoái hóa, ô nhiễm + Địa hình phức tạp

+ Chăn thả bừa bãi, cháy rừng thường xuyên + Năng suất các hệ sinh thái thấp, dễ bị tổn thương + Khả năng tái tạo, phục hồi kém

+ Các rủi ro do thiên tai nhiều. 9) Các vấn đề kinh tế xã hội phức tạp như:

+ Khai thác tài nguyên (rừng, khoáng sản...) bất hợp pháp + Lấn chiếm đất đai trái phép

+ Thiếu việc làm, thiếu đất canh tác

+ Thu nhập bình quân/người thấp (lương thực, tiền...)

+ Khả năng đầu tư hạn chế, thị trường bấp bênh, cơ sở hạ tầng thiếu thốn. + Giáo dục chậm phát triển, chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội thấp + Khả năng nhận thức và chấp hành pháp luật yếu.

10) Các vấn đề khác (tổ chức, chính trị, phát triển nguồn nhân lực...)

+ Sự chồng chéo chức năng và mức độ liên kết thấp trong quản lý giữa các cơ quan/bộ phận. Tệ nạn quan liêu, tham nhũng dễ xẩy ra ở những vùng sâu/xa.

+ Cán bộ quản lý vừa thiếu lại vừa yếu do ít được đào tạo + Thiếu chính sách và quy trình cụ thể về kỹ thuật, quản lý... + Kế hoạch quản lý thiếu khoa học và không sát với thực tế

+ Các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về quản lý chưa nhiều; Thiếu các tiêu chí/tiêu chuẩn, thuật ngữ, phương pháp, phương tiện để thực thi nhiệm vụ.

+ Tình hình dân cư và tổ chức chính trị, xã hội nhiều nơi, nhiều lúc chưa thật ổn định (các vấn đề bất ổn như dân tộc, tôn giáo, giới, tín ngưỡng, phong tục, tệ nạn xã hội...rất dễ xẩy ra ở các vùng đầu nguồn).

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w