Các giải pháp QLBVR chủ yếu

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 42 - 46)

3.1- Mục tiêu: QLBV và PT RPH CGCC nhằm:- Chắn gió hại và bão. - Chắn gió hại và bão.

- Ổn định và chắn cát bay, cát chảy.

- Bảo vệ đồng ruộng, làng mạc, các công trình. - Cải tạo đất/cát và khí hậu.

- Kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong khu vực bảo vệ (đất, nước, nông- lâm-thủy sản...).

3.2- Giải pháp:

3.2.1.Giải pháp tổ chức

(a)- QLBVR thông qua BQLRPH đối với những nơi có diện tích rừng tập trung lớn (ví dụ ở Nam Quảng Bình). Trong BQLR tổ chức lực lượng BVR chuyên trách (Hạt KL, Trạm BVR, Tổ BVR lưu động...) làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, phòng chống các tác nhân gây tổn hại đến rừng. Đồng thời thực hiện việc giao khoán rừng cho các hộ gia đình QLBV.

(b)- QLBVR thông qua cộng đồng thôn/ xã:

- Thành lập Ban tự quản lâm nghiệp xã và các Tổ BVR bán chuyên trách cấp thôn nhằm thực hiện tốt các hương ước, quy ước BVR cấp thôn, bản đã được xây dựng.

* Ban/Tổ tự quản Lâm nghiệp là một tổ chức quần chúng chịu sự chỉ đạo của chính quyền thôn /xã và kiểm lâm phụ trách địa bàn. Thành phần bao gồm các cán bộ nòng cốt và nông dân có uy tín (như: cán bộ lâm nghiệp xã, công an xã và các tổ chức quần chúng như hội cựu chiến binh, hội nông dân, phụ nữ, thanh niên, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền các thôn, một số nông dân gương mẫu).

Chức năng, nhiệm vụ của Ban / Tổ tự quản lâm nghiệp:

+ Tham mưu cho chính quyền cấp thôn/xã về lĩnh vực QLBV và PTR .

+ Chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ PTLN, khuyến lâm. + Giám sát các hoạt động SXLN, sử dụng tài nguyên rừng theo quy ước... + Cầu nối giữa người dân và các cấp chính quyền, các tổ chức QC khác.

- Phát động các phong trào: "Tết trồng cây", xây dựng "Đồi cây ơn Bác", "Hàng cây Thanh niên"," ông trồng cháu chăm", trồng cây lưu niệm khi lập gia đình, khi vào cấp III, đi học chuyên nghiệp, đi nghĩa vụ quân sự, vv...

(c)- Quản lý theo quy mô gia đình:

Trên cơ sở rừng và đất rừng được giao, các hộ gia đình xây dựng phương án quản lý bảo vệ theo khả năng, nguồn lực sẳn có. Quá trình này cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của ngành lâm nghiệp, cơ quan khuyến nông - khuyến lâm, chính quyền thôn / xã và các tổ chức khác.

(d)- Các hình thức tổ chức khác:

Có thể khoán hay giao rừng cho các tổ chức hoạt động lâu dài trên khu vực rừng phòng hộ như: khai khoáng, du lịch, bộ đội biên phòng, trường học… quản lý bảo vệ và khai thác hợp pháp các tiềm năng về rừng và đất rừng.

3.2.2. Giải pháp kỹ thuật: (a)- Chọn loại cây trồng:

Đối với những dải đất ven biển đã ổn định, độ ẩm khá nhưng độ phì kém, chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp trồng cỏ, trồng cây ăn quả hoặc trồng rừng. Khi chọn cây trồng phải chú ý đến những loài có đặc tính sau: sinh trưởng nhanh, tán rộng và dày, hệ rễ phát triển mạnh và khoẻ, có khả năng chịu hạn và gió lớn, có tác dụng cải tạo độ phì đất, có khả năng cho thu hoạch gỗ, củi và quả... Các loài bạch đàn, phi lao, keo lá tràm, điều... là những loài đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên.

- Cây trồng chính (cây gỗ):

+ Cho đai rừng chắn gió: Bạch đàn, Keo lá tràm, Xà cừ… + Cho đai rừng chắn cát bay: Phi lao, Keo lá liềm, … - Cây trồng kết hợp:

+ Cây nông nghiệp, cây ăn quả. + Cây bụi khác.

+ Cỏ.

(b)- Bố trí, thiết kế các đai rừng phòng hộ: * Đai rừng chắn gió:

• Bề rộng: 6-15m, 10-20m (đất cát)/ Dài: 1-2 km

• Hướng đai: Phụ thuộc hướng gió, hướng địa hình, công trình. Nguyên tắc: tạo góc 60-90 độ so với hướng gió, cá biệt có thể ≥ 45 độ.

* Đai rừng chắn cát: Bố trí theo các nguyên tắc "Chắn trước chặn sau, ô bàn cờ, thưa vừa phải" hay "Đai mỏng, lưới dày, ô khép kín."

(c)- Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng

- Đối với rừng chắn gió nên trồng cây con có kích thước lớn, được nuôi trong vườn từ 2-3 năm (đạt tiêu chuẩn cây con lục hóa), bầu lớn; khi trồng đào hố sâu, rộng, bón lót phân hữu cơ + vô cơ để bộ rễ phát triển mạnh; cắt tỉa bớt lá, rào/ chống gió lay và ngăn gia súc; tưới nước trong những tuần đầu.

- Đối với rừng chắn cát, loài cây trồng chủ yếu là Phi lao, - Các nguyên tắc chính khi trồng là:

+ Cây lớn (h = 80-120cm), rễ khỏe, có bầu. + Hố sâu, bón lót, nện chặt đất, xén tán.

+ Trồng đúng thời vụ (tránh nắng, gió bão, gió heo/bấc). ("Cây lớn - có bầu - hố sâu - phân đủ - đúng vụ")

- Việc chăm sóc chủ yếu là bón thúc, sửa thế cây, vun gốc, diệt sâu hại; Việc tỉa cành, tỉa thưa cần được cân nhắc tính toán kỹ, đôi khi cũng cần đốn ngọn, tạo tán để nâng cao khả năng phòng hộ của rừng.

- Khai thác rừng: khi cây đạt thành thục có thể chặt chọn với cường độ thấp, hoặc chặt trắng theo đám nhỏ/ dải hẹp để trồng lại.

(d)- Bảo vệ rừng, phòng chống các tác nhân gây hại

- Quản lý tốt gia súc khi cây trồng còn non thông qua quy hoạch bãi chăn thả, chăn dắt.

- Hạn chế việc bẻ/ chặt cành lá, cào lá khô làm bổi, chất đốt, phân bón... - Ngăn chặn chặt cây lấy gỗ, củi; đào bới làm cây cảnh.

- Chú trọng đúng mức việc phòng trừ SBHR (đặc biệt là Rệp sáp, sâu đục thân phi lao, bọ cánh cứng hại lá, bệnh rộp lụi vỏ gốc cây)

- Kiểm soát các hoạt động mở mang đất thổ cư, đào ao đìa nuôi thủy sản, khai thác VLXD, quặng Titan, than bùn, san hô, vỏ hàu...

3.2.3- Các giải pháp giáo dục kết hợp biện pháp hành chính

a)- Giáo dục trực tiếp: Mở các lớp đào tạo tập trung và các lớp phổ cập theo chủ đề, chuyên đề cho các nhóm đối tượng trong vùng rừng phòng hộ. Đào tạo đội ngũ khuyến lâm, tuyên truyền viên đi đào tạo lại trong cộng đồng.

b)- Giáo dục gián tiếp: Thông qua các phương tiện truyền thông, tranh ảnh, tờ rơi. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác trong các cụm dân cư, trường học, cơ quan, đơn vị.

c)- Xây dựng các mô hình rừng phòng hộ, mô quản lý rừng cộng đồng để tuyên truyền và nhân rộng. Tổ chức các đợt tham quan, học tập, hội thảo, hội nghị (tổng kết công tác QLBVR, điển hình tiên tiến).

d)- Áp dụng các biện pháp hành chính: Ký cam kết BVR, phạt tiền, bồi thường, thu hồi, cưỡng chế, truy cứu trách nhiệm...

3.2.4- Các giải pháp về chính sách

- Chính sách sử dụng đất.

- Chính sách sử dụng rừng và hưởng lợi (giao/khoán lâu dài, ứng trước sản phẩm, đổi công lấy cây, đổi cây non lấy cây già...)

- Chính sách tín dụng (vay vốn với số lượng, thời hạn, lãi suất ưu đãi) - Chính sách ưu đãi, khen thưởng đối với người có công.

- Chính sách chi trả lợi ích được hưởng... • Câu hỏi thảo luận và ôn tập:

1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát? 2. Trình bày cơ sở khoa học của việc xây dựng và ý nghĩa của RPH chắn gió, chắn cát?

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rừng phòng hộ CG-CC?

4. Các biện pháp/giải pháp QLBV rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát?

Bài 7

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w