- Luật Đa dạng sinh học, năm 2008; một số nội dung của Luật ĐDSH có liên quan
3.23. Xây dựng các quy trình quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật
• Về quản lý, có các văn bản sau:
- Quy chế khai thác gỗ và lâm sản ban hành kèm theo quyết định số 40/2005/QĐ- BNN, ngày 07/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để thay cho quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành ở các năm 2004 và 1999 đã được nêu ở phần trên.
- Quy chế xác định ranh giới và cắm mốc các loại rừng (Quyết định số 3013/1997/QĐ- BNN-KL, ngày 20/11/1997).
- Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QPN-84) (Quyết định số 682B/QDKT, ngày 01/8/1984).
- Các quyết định liên quan đến công tác quản lý giống cây lâm nghiệp. • Về kỹ thuật:
- Đối với rừng sản xuất: có quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92), Ban hành kèm theo quyết định số 200/QĐ-KT ngày 31 tháng 3 năm 1993 của Bộ Lâm nghiệp (cũ). Trong đó quy định về đối tượng và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, làm giầu rừng, khai thác rừng.
- Đối với rừng phòng hộ: có quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (QPN-13-91) ban hành theo quyết định số 134/QĐ/KT ngày 04 tháng 4 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp (cũ); năm 2005 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ (Quyết định số 61/2005-QĐ-BNN ngày 12/10/2005). Trong đó quy định về phân cấp rừng phòng hộ, các biện pháp xây dựng rừng (khoanh nuôi, nuôi dưỡng, trồng rừng) và sử dụng rừng ở các vùng xung yếu và rất xung yếu.
- Đối với rừng tự nhiên: đã ban hành quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98) (Quyết định số175/1998/QP-BNN- KHCN, ngày 04 tháng 11 năm 1998).
- Đối với rừng trồng, đã ban hành các loại quy trình sau: (1) các quy trình kỹ thuật về xây dựng vườn giống, rừng giống, rừng giống chuyển hóa; (2) các quy trình kỹ thuật về xây dựng vườn ươm; (3) các quy trình trồng rừng cho các loài cây.
Nhìn chung các quy trình, quy phạm kỹ thuật được xây dựng là tương đối đầy đủ, trong đó đã chú ý đến các lợi ích về kinh tế xã hội và môi trường bảo đảm các tiêu chí quản lý rừng bền vững (rừng có năng suất chất lượng cao, giảm thiểu tác động môi trường, xói mòn và thoái hoá đất…). Tuy nhiên, có một số quy trình đã cũ cần được xây dựng lại như quy trình khai thác gỗ (ban hành từ năm 1963), quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (ban hành năm 1991),… ngoài ra còn thiếu một số quy định cần được bổ sung như quy trình trồng một số loài cây trồng mới, quy trình thiết kế khai thác, quy trình nhân giống vô tính một số loài cây… một điểm bất cập khác là là hầu hết các văn bản hướng dẫn kỹ thuật được soạn thảo cho đối tượng chủ rừng là tổ chức nhà nước (lâm trường, BQL rừng, công ty LN...) Đối với các chủ rừng khác thường gặp những khó khăn nhất định khi áp dụng. Do vậy cần có những hướng dẫn giản lược và linh hoạt khác phù hợp với trình độ và năng lực của từng nhóm chủ rừng khác nhau.
Bài 15