Rừng PH CSLB thường bị tổn hại bởi nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội: - Lở đất và vùi lấp do sóng biển.
- Thay đổi chế độ thủy triều, phù sa hay ngọt hóa do phát triển thủy lợi. - Thay đổi mục đích sử dụng đất (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản). - Khai thác gỗ, củi, LSNG và đốt than thiếu kế hoạch, thiếu kiểm soát. - Sâu hại (sâu ăn lá, sâu đục thân và quả...)
- Cháy rừng thường xẩy ra ở rừng có tinh dầu và than bùn (rừng Tràm).
- Ô nhiễm môi trường biển và ven bờ bởi các loại chất thải (công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt) và sự cố tràn dầu.
- Công tác quản lý tài nguyên còn nhiều bất cập: hệ thống quản lý còn chưa hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ còn chưa rõ ràng, chồng chéo, thiếu sự phối hợp. Năng lực cán bộ còn chưa đủ mạnh; đầu tư còn dàn trải, thiếu trọng điểm.
Trong các nguyên nhân gây mất rừng PHCSLB thì việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản là một trong những tác nhân chính; Ô nhiễm môi trường và thay đổi chế độ thủy văn cũng là những nguyên nhân quan trọng làm suy thoái TNR ven bờ.
Hộp 5. Hiện trạng rừng ngập mặn ở Việt Nam
Theo TS Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, RNM là hệ sinh thái đặc biệt, có giá trị và ý nghĩa to lớn về đa dạng sinh học đối với việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, RNM của nước ta đứng trước nguy cơ bị khai thác quá mức để phục vụ phát triển kinh tế - 48
xã hội, dẫn tới bị tàn phá nặng nề.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006.
Những hạn chế bộc lộ thời gian qua trong quản lý và sử dụng RNM là nhận thức xã hội còn thấp, ngay cả việc nghiên cứu khoa học cũng chưa tương xứng, quản lý chưa thống nhất. Vì vậy, nếu không gắn kết giữa hệ sinh thái RNM với việc phát triển bền vững, sẽ khó có thể tiếp tục giữ diện tích rừng hiện có nhằm giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra. Bộ NN - PTNT đang dự thảo kế hoạch phục hồi RNM cả nước đến năm 2015 với kinh phí là 1.900 tỷ đồng và bài toán đặt ra là cần có giải pháp gì để khôi phục, bảo vệ và lượng giá về giá trị RNM đối với các tỉnh ven biển.
Theo GS Nguyễn Mạnh Trí, Tổng thư ký Ủy ban MAB VN (Chương trình con người và sinh quyển) có 3 giải pháp chính: Nâng cao nhận thức người dân - không ở mức bình thường mà là báo động - về tác hại của việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng rừng, thay vì chỉ có nhà nước. Và sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý tạo ra kịch bản những nguy cơ có thể xảy ra để tính toán trước những thiệt hại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội nếu thiếu RNM.
Cả nước hiện có khoảng gần 606.000ha đất ngập mặn ven biển, bao gồm trên 155.290ha rừng ngập mặn ven biển, gần 226.000ha đất ngập mặn ven biển không có rừng ngập mặn và hơn 226.000ha đầm nuôi nước lợ có đê cống.