- Luật Đa dạng sinh học, năm 2008; một số nội dung của Luật ĐDSH có liên quan
1. Một số mô hình QLRBV ở Việt Nam
1.1. Một số mô hình QLRBV dựa vào cộng đồng
1.1.1. Mô hình quản lý rừng ở thôn Thủy Yên Thượng (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc,tỉnh Thừa Thiên Huế) tỉnh Thừa Thiên Huế)
Thôn Thủy Yên Thượng thuộc xã Lộc Thủy nằm cách trung tâm huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 13 km về phí Tây Nam, với hệ thống giao thông và thông tin liên lạc tương đối thuận lợi. Các khu vực rừng tự nhiên nằm ở khu vực đỉnh đồi của thôn đóng vai trò khá quan trọng cho sinh kế của 395 hộ dân với 1900 nhân khẩu ở đây (2009).
a.Đặc điểm sinh kế và sự thay đổi nhận thức của cộng đồng trước giao rừng
Cộng đồng người dân ở thôn Thủy Yên Thượng là cộng đồng người Kinh đã sinh sống từ lâu đời ở đây. Trong giai đoạn chiến tranh, nhiều hộ gia đình ở Thôn đã phải đi sơ tán. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1976, những người dân xa xứ lại trở về quê hương để bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới. Ở thời điểm này, trong sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất và nguồn sinh kế chính của người dân ở đây. Tuy nhiên, nó vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu sinh kế cơ bản cho cộng đồng. Khai thác tài nguyên rừng trái phép như là một “giải pháp” cứu cánh đã được người dân ở đây lựa chọn. Mặc dù cơ quan lâm nghiệp chức năng và chính quyền địa phương đã ra sức ngăn chặn, nhưng hoạt động khai thác lâm sản đặc biệt là gỗ đã diễn ra ồ ạt không thể kiểm soát ở nhiều diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn thôn. Có những thời điểm, trên địa bàn thôn có đến 50-60 con trâu và công cụ kéo gỗ. Hoạt động trái phép này tiếp diễn cho đến những năm 1997 và 1998.
Trước thực trạng đó, năm 1998 trạm kiểm lâm Thủy An được thành lập và đóng ngay tại cửa rừng của thôn, và đây cũng là thời điểm thôn Thủy Yên Thượng chính thức được thành lập về mặt pháp lý. Trạm kiểm lâm được thành lập với mục đích hạn chế và ngăn chặn sự tác động trái phép của cộng đồng lên tài nguyên rừng, hỗ trợ và tư vấn về kỹ thuật, pháp lý và nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho cộng đồng. Cộng đồng đã được đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật gieo ươm cây giống, trồng rừng, được tạo công ăn việc làm thông qua hoạt động chăm sóc rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng (khoảng 400 lao động/quý). Đồng hành với các hoạt động lồng ghép của các cơ quan lâm nghiệp địa phương, ý thức về vai trò của rừng và tầm quan trọng của hoạt động quản lý bảo vệ rừng bắt đầu nhen nhóm trong cộng đồng mà trước hết là những người lớn tuổi, những người dân nòng cốt trong địa phương. Tài nguyên rừng đã giảm sút nghiêm trọng, không thể sống mãi với những hoạt động phi pháp, con cháu sẽ là người gánh chịu hậu quả… là những suy nghĩ và trăn trở trong nhận thức của những người nông dân này. Những suy 103
nghĩ này đã được đưa ra chia sẻ, thảo luận trong các cuộc gặp gỡ cộng đồng, và để rồi đi đến sự thống nhất là xin được nhận rừng để quản lý bảo vệ và sử dụng. Đề xuất của họ đã được hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương cân nhắc xem xét. Suốt thời gian từ năm 1998 đến 2000, cộng đồng tự khẳng định mình bằng việc hạn chế và giảm đáng kể các hoạt động khai thác trái phép lên tài nguyên rừng. Đây cũng là minh chứng để thuyết phục lòng tin của cơ quan lâm nghiệp và chính quyền địa phương. Cuối cùng mong muốn của cộng đồng đã được đáp ứng, họ đã được đồng ý cho phép xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng thí điểm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ở thời điểm được xem xét thử nghiệm mô hình quản lý rừng, cộng đồng thôn có 381 hộ với 1860 nhân khẩu, lao động nông nghiệp chiếm đến 97% trong 856 lao động (UBND xã Lộc Thủy, 2000). Đây là một trong những thôn nghèo của huyện Phú Lộc với diện tích đất nông nghiệp khoảng 590m2/người, lương thực bình quân là 200 kg/người/năm, và thu nhập dưới 100.000 đồng/người/năm. Sản xuất thuần nông, trình độ thâm canh thấp, lũ lụt và hạn hán đe dọa triền miên hàng năm, sản xuất thủ công nên năng suất cây trồng không cao, chăn nuôi chưa phát triển, thiếu việc làm lúc nông nhàn, một bộ phận người dân vẫn khai thác trái phép tài nguyên rừng là những khó khăn mà cộng đồng đang phải đối phó. Tuy nhiên, ý thức và mong muốn bảo vệ rừng đã được hình thành như là hệ quả tất yếu của các vấn đề như đã được đề cập ở trên, cũng như sự tác động của hậu quả cơn lũ lịch sử năm 1999 và việc hình thành Hợp tác xã nông nghiệp Thủy An. Sự tồn tại của rừng là yếu tố quan trọng cho việc thực hiện kinh doanh du lịch ở suối tiên của Hợp tác xã này.
b.Hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng của cộng đồng sau khi giao rừng
Dưới sự hỗ trợ và tư vấn về mặt kỹ thuật và tài chính của dự án PROFOR của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho chính quyền và cơ quan liên quan ở địa phương, cộng đồng thôn đã được giao 405ha rừng tự nhiên để quản lý bảo vệ và sử dụng lâu dài với tiến trình và các thủ tục pháp lý cơ bản của giao rừng cộng đồng. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy ước quản lý và bảo vệ rừng cũng đã được thực hiện trong và sau quá trình giao rừng. Về mặt tổ chức, bộ máy quản lý bảo vệ rừng gồm ban quản lý rừng thôn với 3 thành viên của ban lãnh đạo thôn, và tổ quản bảo vệ rừng với 20 thành viên là đại diện của 10 cụm dân cư trong thôn (2 người/cụm: cụm trưởng và cụm phó). Các quy định trong quy ước bảo vệ rừng được soạn thảo khá chi tiết xoay quanh những vấn đề cần phải làm, được phép làm, khuyến khích làm, không được làm cũng như quyền, trách nhiệm của cộng đồng và từng người dân, quy định thưởng phạt và những điều khoản để thực hiện. Những quy định này đã được cân nhắc chỉnh sửa cho phù hợp trong 2 năm liên tiếp sau khi ban hành.
Kể từ sau khi hoàn thành các bước và thủ tục cần thiết như đã đề cập ở trên, các hoạt động thực tiễn trong quản lý bảo vệ rừng đã được bộ máy quản lý bảo vệ rừng vận dụng khá linh hoạt và hiệu quả. Ban quản lý và tổ bảo vệ rừng đã xác định hoạt động tuần tra rừng chỉ là giải pháp phụ mang nặng mục tiêu kiểm tra và đánh giá tài nguyên hơn là bảo vệ để ngăn chặn và hạn chế các trường hợp khai thác rừng trái phép. Do đó, 104
họ đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng cho người dân cũng như việc khuyến khích chuyển đổi ngành nghề và phát triển sản xuất. Ban quản lý rừng đã lồng ghép hoạt động tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn, cụm mà bản thân họ là người tổ chức. Không những thế, họ lấy chính bản thân mình thông qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiệu quả và làm kinh tế hợp pháp từ bàn tay trước đây đã từng tác động đến rừng trái phép để tuyên truyền, vận động những anh em mà một thời là đồng đẳng của họ giảm và từ bỏ các hoạt động khai thác rừng trái phép, tìm kiếm sinh kế phù hợp. Việc tuyên truyền không chỉ giới hạn ở các cuộc họp chính thống, các cuộc trao đổi vận động thông qua các sinh hoạt cộng đồng và văn hóa khác như đám cưới, đám giỗ, liên hoan gia đình và bạn bè, v.v. Với những nỗ lực phấn đấu đồng bộ của toàn thể những thành viên trong bộ máy quản lý bảo vệ rừng kết hợp với sự hợp tác giúp đỡ của những người lớn tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, cơ quan lâm nghiệp và chính quyền địa phương, ý thức và hành động bảo vệ rừng của cộng đồng đã được cải thiện rõ rệt. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một vài trường hợp tác động vào rừng trái phép xảy ra ở rừng của cộng đồng.
Thành quả đạt được của cộng đồng trước hết là do sự nhận thức đúng đắn và sự lãnh đạo có năng lực của bộ máy quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên sự quan tâm, phối hợp và giúp đỡ kịp thời của cơ quan lâm nghiệp và chính quyền địa phương, chính sách tạo cơ hội hưởng lợi phù hợp của nhà nước là động lực và đòn bẩy quan trọng góp phần đưa đến, cũng cố sự thành công này. Trong các hoạt động tuyên tuyền và tuần tra bảo vệ rừng, trạm kiểm lâm Thủy An, bộ phận lâm nghiệp và hội nông dân của xã đã luôn là người đồng hành với cộng đồng. Sự hỗ trợ lương thực trong quá trình tuần tra, tư vấn và giúp đỡ về mặt pháp lý của trạm kiểm lâm đã tạo nên sự tin tưởng cho cộng đồng vào những hoạt động mà họ đang thực hiện. Thêm vào đó, chính sách cho cộng đồng tạm ứng gỗ từ rừng mà họ nhận quản lý như là một cứu cánh để giải quyết những khó khăn về tài chính và vật chất mà cộng đồng đang gặp phải.
Với diện tích 405ha rừng tự nhiên nghèo (trữ lượng trung bình: 76m3/ha) mà cộng đồng được giao để quản lý bảo vệ, 90m3 gỗ trong diện tích 60,6ha đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho cộng đồng khai thác vào năm 2003. Các hoạt động khai thác được cộng đồng tổ chức thực hiện và hoàn tất trong năm 2004, với 78,8m3 (28 cây) gỗ tròn đã được khai thác (52,8m3 gỗ thành khí). Với lượng gỗ này, cộng đồng đã thực hiện việc chia sẻ lợi ích rất công bằng, minh bạch và có ý nghĩa (xem Sơ đồ 6). Các hộ trong thôn đăng ký nhu cầu mua gỗ thông qua họp thôn và được xét duyệt theo phương án đã được thống nhất. Các hộ ngoài thôn thuộc diện gia đình chính sách, nếu có nhu cầu thì cũng có thể đăng ký (có ý kiến của xã). Trình tự ưu tiên trước hết là cho các đối tượng chính sách, tiếp theo là các hộ có công trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng, sau cùng là cho các cơ sở mộc ở địa phương. Với tinh thần đó, 0,437m3 gỗ làm quan tài đã được trao tặng cho hộ có nhu cầu; 5,934m3 gỗ đã được bán cho 12 hộ nghèo, neo đơn hoặc có công với cách mạng; 4,556m3 gỗ đã được bán cho 12 hộ trong bộ máy quản lý bảo vệ rừng; 17,165m3 gỗ được bán cho những người dân khác trong thôn; 25,180m3 gỗ được bán cho các xưởng mộc ở thôn và xã. Trong tổng số tiền 119,05 triệu đồng thu được từ việc bán 105
Rừng
Số gỗ được phép khai thác 78,8 m3 52,8m3 thành khí được đưa về thôn
2 hộ thuộc diện chính sách: làm quan tài 12 hộ nghèo12 people in forest protection team
Các hộ khác trongCác xưởng mọc trong xãCĐ
0,437 m3 5,934 m3 4,556 m3 17,156 m3 25,180 m3
Tặng
12 hộ trong Tổ quản lý bảo vệ rừng Bán
Số công lao động: 1.518
119 triệu
Trả chi phí cho hoạt động
98,2 triệu 19,8 triệu Quỹ cho:
- Các hoạt động phát triển cộng đồng- Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng