Những đặc trưng, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức quản lý RS

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 87 - 88)

- Rừng đặc dụng ở nước ta được chia làm 4 loại chính (Luật BV&PTR, 2004) (1) Vườn Quốc gia

3.Những đặc trưng, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức quản lý RS

3.1. Đặc điểm chung của rừng sản xuất

a. Về phân bố: Thường phân bố ở các vùng thấp, ít xung yếu, tương đối gần các khu dân cư; thường xen kẽ với các loại hình đất canh tác khác như: nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, đất ngập nước và các loại hình sản xuất khác như: công nghiệp, dịch vụ…

b. Về nguồn gốc, trạng thái và cấu trúc: Bao gồm đất có rừng, đất chưa có rừng; rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng thuần loài, rừng hỗn loài…

c. Về chủ quản lý, bao gồm:

+ Quốc doanh (Lâm trường, Xí nghiệp lâm nghiệp, Công ty lâm nghiệp) + Tập thể (HTX, Cộng đồng thôn bản)

+ Hộ gia đình;

+ Tổ chức (Quân đội, trường học, xí nghiệp ngoài lâm nghiệp…) + Tư nhân (trong và ngoài nước)

d. Về mục tiêu sản xuất kinh doanh

+ Sản xuất gỗ (gồm gỗ lớn và gỗ nhỏ- gỗ nguyên liệu/nhiên liệu); + Sản xuất tre nứa;

+ Sản xuất đặc sản rừng/lâm sản ngoài gỗ

+ Kinh doanh rừng giống phục vụ sản xuất lâm nghiệp. 87

3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức quản lý rừng sản xuất

a. Những thuận lợi

+ Đất và rừng SX đang từng bước có chủ thật sự thông qua chính sách GĐGR của Nhà nước cho các đối tượng ngoài quốc doanh quản lý và SXKD;

+ Nhà nước đã có những chính sách thiết thực về phát triển rừng sản xuất trong giai đoạn mới (cụ thể như Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về những chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, ngày 10/9/2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09/12/2011: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg; - xem phần phụ lục) + Các chương trình phát triển LNXH cũng đã mang lại những cơ hội mới cho chủ rừng và diện mạo mới cho rừng sản xuất; Người sản xuất đã gắn bó hơn với đất đai và tài nguyên rừng, nhu cầu nhận đất nhận rừng để SXKD ngày một tăng cao. Ở nhiều nơi, quỹ đất lâm nghiệp không đủ để giao cho người dân và các tổ chức ngoài quốc doanh.

+ Những thành tựu về giống cây lâm nghiệp, thị trường và công nghệ chế biến lâm sản đã mang lại lợi ích thực sự cho người làm nghề rừng; Nhiều nơi, nhiều người đã sống được với nghề và khá giả lên nhờ trồng và phát triển rừng.

+ Phần lớn đất và rừng SX phân bố trên các vùng đất thấp, gần các khu dân cư, có khả năng kết hợp cao với các loại hình SXKD khác.

+ Đầu tư phát triển RSX thường không đòi hỏi nguồn vốn lớn, phần lớn là huy động từ các nguồn lực tại chỗ.

b. Những khó khăn chính

+ Sự phân tán về tài nguyên (rừng và đất rừng SX) và đa dạng về chủ thể quản lý + Mức độ hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức phi chính phủ thường thấp trong khi khả năng tự đầu tư của chủ rừng phần lớn còn khó khăn.

+ Giá trị kinh tế trực tiếp của rừng SX nhìn chung còn thấp, đặc biệt là rừng tự nhiên; Chu kỳ kinh doanh của rừng trồng nhìn chung còn dài; Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng thường thiếu thốn và thấp so với yêu cầu.

+ Hoạt động khuyến lâm còn chưa đáp ứng được các nhu cầu của người SX; sự tùy tiện về kỹ thuật của chủ rừng thường khó ngăn chặn và khắc phục.

+ Quỹ đất trên thực tế thường thiếu, độ phì và mức độ thuận lợi thấp nên không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

+ Đất và rừng SX luôn đứng trước nguy cơ bị chuyển đổi mục đích sử dụng (hợp pháp và bất hợp pháp) nên kém ổn định lâu dài.

+ Chịu nhiều sức ép và tác động tiêu cực (nhu cầu về lâm sản, nhu cầu đất canh tác và đất xây dựng, cháy rừng, gia súc và sâu bệnh gây hại…).

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 87 - 88)