- Rừng đặc dụng ở nước ta được chia làm 4 loại chính (Luật BV&PTR, 2004) (1) Vườn Quốc gia
1. Khái niệm và cơ sở của QLRB
1.1. Quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng: lịch sử quản lý rừng bắt đầu ngay từ đầu TK19, sau khi chủ rừng đã chiếm hữu và sở hữu rừng có nhu cầu kinh doanh lâm sản và cung cấp dịch vụ môi trường, săn bắn, bảo tồn. Các giáo trình về QLR đầu tiên xuất phát từ các nước Pháp, Đức, Áo, Anh, Thụy Điển... Vào khoảng năm 1840-1850, với mục tiêu ban đầu là sản lượng ổn định...
Sự phát triển nhanh nhưng kém bền vững của KT-XH, đặc biệt là vào nửa cuối TK20, tạo ra sự khủng hoảng về môi trường và tài nguyên, gây thiệt hại cho các nước nghèo. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu năm 1992 (tại Rio de Jainero, Brazil) thể hiện sự thức tỉnh của mọi quốc gia trên thế giới cam kết cùng hợp tác hoạt động cho sự phát triển bền vững.
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) ra đời với mục tiêu đạt được sự bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong giai đoạn hiện nay, quản lý rừng bền vững (QLRBV) trở thành một nguyên tắc đối với quản lý kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới. Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng ở Việt Nam.
* Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế), QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý rừng đã đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
* Theo Tiến trình Hensinki, QLRBV là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác.
1.2. Mục tiêu của QLRBV
Qua các định nghĩa trên, tựu trung lại QLRBV có mấy mục tiêu chính sau đây: 92
(1). Quản lý rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, như:
• Mục tiêu sản xuất (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...); • Mục tiêu phòng hộ (bảo vệ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay,
chống sạt lở đất...);
• Mục tiêu bảo tồn (bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...).
(2). Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
• Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng).
• Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
• Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
1.2. Các nội dung chính của QLRBV
Xây dựng điều kiện để QLRBV
• Thiết lập lâm phận ổn định trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng
• Hoàn thiện cơ sở đánh giá tài nguyên rừng, cơ sở dữ liệu về TNR
• Cải cách quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng bằng giao khoán và cho thuê
• Hoàn thiện các tiêu chuẩn QLBVR, lâm sinh, sử dụng rừng Quản lý bền vững Rừng tự nhiên
Phục hồi, làm giàu rừng tự nhiên
Chất lượng kế hoạch quản lý (phương án điều chế rừng) Điều kiện chủ quyền cho mọi chủ rừng
Đánh giá hiệu quả đóng cửa rừng Phát huy hiệu quả môi trường và xã hội
Hỗ trợ chủ rừng + cộng đồng cấp chứng chỉ rừng. Quản lý bền vững Rừng trồng
• Cải thiện năng suất, chất lượng, đa dạng sinh học
• Phát triển thị trường lâm sản
• Cải thiện giống và KTLS trồng rừng đa mục đích
• Điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa 3 loại rừng
• Huy động vốn, sức lao động, đất đai toàn xã hội
• Hỗ trợ chủ rừng QL đạt các tiêu chí để được cấp chứng chỉ rừng 93
Các nội dung kỹ thuật và tổ chức quản lí được thực hiện trong quản lý rừng bền vững
Đối với rừng tự nhiên Đối với rừng trồng
(1) Cơ sở lâm học để quản lý bền vững rừng tự nhiên
- Phân loại rừng tự nhiên
- Các đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
- Các qui luật sinh trưởng và sản lượng rừng tự nhiên - Các qui luật diễn thế và tái sinh rừng
(2) Các chỉ tiêu kỹ thuật khai thác
- Đối tượng rừng được phép đưa vào khai thác - Phương thức khai thác
- Luân kỳ khai thác - Cường độ khai thác
- Cấp kính khai thác tối thiểu - Tỷ lệ lợi dụng gỗ
(3) Hệ thống các biện pháp kỹ thuật lâm sinh - Sử dụng bền vững rừng tự nhiên nguyên sinh - Kỹ thuật phục hồi rừng đã bị thoái hoá
(4) Quản lý khai thác - Lập kế hoạch khai thác - Thiết kế khai thác - Thẩm định ngoại nghiệp - Trình duyệt - Tổ chức thực hiện
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu - Đóng cửa rừng sau khai thác
(5) Quản lý rừng tự nhiên bền vững dựa vào cộng đồng dân cư địa phương
- Những đặc điểm xã hội của cộng đồng dân cư địa phương có tác động đến quản lý rừng bền vững - Vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong
quản lý, bảo vệ rừng
- Xu thế phát triển của quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng dân cư
(6) Chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững (7) Định hướng nghiên cứu và phát triển quản lý
rừng tự hiên bền vững
(1) Những quy định liên quan đến quản lý rừng trồng
- Loại rừng trồng - Giống
- Những quy định liên quan đến Phương thức trồng
- Loại đất và xử lý thực bì (2) Quản lý khai thác rừng trồng
- Những quy định về quản lý khai thác rừng trồng - Phương thức khai thác - Thiết kế khai thác rừng trồng (3) Quản lý rừng trồng bền vững - Lập kế hoạch trồng rừng - Phương thức trồng rừng và các mô hình trồng rừng
- Các chỉ tiêu kỹ thuật trong khai thác rừng trồng
- Lập kế hoạch khai thác rừng trồng