Đặc điểm kinh tế-xã hội tự nhiên vùng rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 72 - 73)

- Rừng đặc dụng ở nước ta được chia làm 4 loại chính (Luật BV&PTR, 2004) (1) Vườn Quốc gia

3. Đặc điểm kinh tế-xã hội tự nhiên vùng rừng đặc dụng

3.1. Về vị trí địa lý

Rừng đặc dụng phần lớn phân bố ở miền núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh; các vùng có điều kiện địa lý cách trở/khó khăn, kinh tế xã hội kém phát triển.

3.2. Về cư dân- xã hội

- Dân cư sống trên diện tích quy hoạch cho rừng đặc dụng không nhiều, khoảng 250.000 người, mật độ 13 người/km2. Phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số với các đăc trưng:

+ Đời sống gắn liền với rừng

+ Có tri thức bản địa trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên

+ Điều kiện sinh sống khó khăn, dân trí thấp, phong tục và tập quán canh tác còn nhiều điểm lạc hậu, sử dụng TN còn lãng phí. 72

- Dân cư sống ở vùng đệm thường rất đông, thiếu đất canh tác, đời sống còn thấp, tỷ lệ tăng dân số thường ở mức cao..., là những nhân tố tác động mạnh mẽ, phá hoại/đe dọa sự ổn định của rừng đặc dụng.

- Sự mẩt ổn định về chính trị, các tệ nạn xã hội (Nghiện ngập, cờ bạc, buôn lậu (ma túy, vũ khí, khoáng sản, gỗ quý, ĐVHD)...) cũng thường là những vấn đề nhức nhối ở các vùng dân cư này.

Hộp 7. Một trường hợp cụ thể

Kết quả khảo sát năm 2005 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đăk Rông (Quảng Trị); Khu BT nằm trong địa giới hành chính của huyện Đak Rông, là một huyện miền núi mới được thành lập cách đó chưa lâu (2001) nên còn rất nhiều khó khăn. Đặc điểm của dân cư ở đây như sau:

+ Vùng lõi của KBT chỉ có một bản dân tộc Vân Kiều (Bản Kợp) với gần 30 hộ và 150 nhân khẩu sống chủ yếu nhờ làm rẫy, săn bắt, hái lượm. Hiện chưa có đường ôtô và điện lưới vào đến bản.

+ Vùng đệm gồm có 10 xã với số nhân khẩu chiếm trên 60% toàn huyện. Nhiều xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 95% (như Đak Rông, Tà Long, Húc Nghì- chủ yếu là đồng bào Vân Kiều; Tà Rụt, A Bung- đồng bào Pa Kô). Những vấn đề kinh tế- xã hội- tự nhiên cơ bản có ảnh hưởng đến sinh kế và tài nguyên ở đây là:

(1)- Xa trung tâm (huyện lỵ, tỉnh lỵ) (2)- Đất canh tác nông nghiệp quá ít (3)- Tỷ lệ tăng dân số cao

(4)- Tỷ lệ mù chữ còn cao (5)- Tỷ lệ đói nghèo cao

(6)- Các tệ nạn xã hội đang hình thành và có chiều hướng lan rộng

Đây là những thách thức lớn về mặt kinh tế-xã hội đối với việc quản lý tài nguyên ở vùng rừng đặc dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w