Biện pháp hành chính và tuyên truyền

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 80 - 81)

- Rừng đặc dụng ở nước ta được chia làm 4 loại chính (Luật BV&PTR, 2004) (1) Vườn Quốc gia

2. Các biện pháp tổ chức quản lý và bảo vệ RĐD

2.2. Biện pháp hành chính và tuyên truyền

2.2.1. Xác lập ranh giới khu RĐD trên bản đồ và trên thực địa

(1). Ranh giới khu rừng phải được mô tả bằng văn bản và thể hiện trên bản đồ chuyên ngành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2). Ranh giới trên thực địa phải được định vị chính xác và thể hiện bằng hệ thống mốc cố định, kiên cố cùng các bảng chỉ dẫn, cảnh báo.

(3). Chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan và người dân sở tại phải có đại diện tham gia quá trình xác định ranh giới hoặc được thông báo cụ thể để biết và chấp hành.

2.2.2. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục

(1). Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường bằng nhiều hình thức cho mọi đối tượng sống bên trong và vùng đệm của khu RĐD;

(2). Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể, địa phương có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

(3). Xây dựng và mở rộng các mô hình tự quản, lâm nghiệp cộng đồng nhằm từng bước xã hội hóa công tác QLBVR đặc dụng.

2.2.3. Biện pháp pháp chế, thừa hành pháp luật

(1). Tổ chức lực lượng BVR chuyên trách và bán chuyên trách: + Xây dựng các trạm BVR chốt chặn các vị trí xung yếu; + Tổ chức lực lượng cơ động, tuần tra BVR.

+ Xây dựng mạng lưới BVR ở địa bàn các thôn/xã có rừng.

+ Tổ chức các đợt truy quét với sự phối hợp của các cơ quan liên ngành. (2). Kiểm tra, giám sát ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với các hoạt động:

+ Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu RĐD (khai khoáng, khai thácVLXD, xây dựng cơ sở hạ tầng…)

+ Khai thác tài nguyên rừng trong RĐD, lấn chiếm đất rừng, thu thập mẫu vật trái phép.

+ Gây cháy rừng, làm ô nhiễm môi trường (do SX, khai thác vật liệu, sinh hoạt…) tạo ra tiếng động mạnh trong và ven khu RĐD.

+ Tự ý gây nuôi, gây trồng các loài động thực vật không phải nguồn gốc bản địa trong vùng lõi của khu bảo vệ hoặc không có biện pháp kiểm dịch và kiểm soát sự phát tán tự nhiên của chúng.

(3). Cùng với cơ quan chức năng lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự các vụ việc điển hình, các vụ vi phạm lớn.

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w