3. Các biện pháp thực hiện
3.2. Các biện pháp QLBV đất và nước:
Thực chất của vấn đề QLBV RPHĐN là QLBV đất và nước trong lưu vực (là những ưu tiên hàng đầu trong quản lý các nguồn tài nguyên của LV).
3.2.1. Mục tiêu: Thông qua các hoạt động tổ chức quản lý và kỹ thuật nhằm: (1). Giữ nước ở trong đất và giữ nước tại chỗ, và
(2). Giảm lũ lụt vào mùa mưa và tăng lượng nước vào mùa khô.
3.2.2. Các biện pháp chính:
- Các biện pháp tổ chức kinh doanh - Các biện pháp kỹ thuật công trình - Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp - Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh - Các kiểu nông lâm kết hợp - Công tác giao đất giao rừng
- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và phổ cập - Các biện pháp mang tính hành chính.
a. Các biện pháp tổ chức kinh doanh, bao gồm hai nhóm: 35
- Nhóm 1: Là hệ thống các biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất, giữ gìn và bảo vệ chức năng bảo vệ đất và nước của rừng. Vai trò điều hòa nước của thực vật và thảm mục rừng; Trồng cây, trồng rừng bảo vệ đất. Kiểm tra việc sử dụng hóa chất trong SX,KD Nông lâm nghiệp. Kiểm tra chất lượng nước theo tiêu chuẩn ban hành. Kiểm tra việc sử dụng đất đai trong lưu vực và các yếu tố ảnh hưởng đến đất (chất thải, xói mòn, khác).
- Nhóm 2: Là các biện pháp làm giảm độc tính cho nước và làm sạch nguồn nước bằng các biện pháp kỹ thuật (Nông - Lâm - Thủy lợi- Và KT công trình) các biện pháp trồng rừng và phục hồi lại đất rừng. Các biện pháp định canh định cư, giảm mức tăng dân số, các biện pháp giảm mức độ xói mòn rửa trôi, thoái hóa đất, phục hồi đất hoang, nghèo kiệt, chua phèn, sình lầy…
b. Các biện pháp kỹ thuật công trình, như: Xây dựng đường Lâm nghiệp, công trình Thủy lợi (hồ, đập, ao, bể chứa, kênh mương...) các khe rạch, rãnh ngăn nước theo đường đồng mức, các máng chảy và cống rãnh thoát nước, cọc sáo, kè chắn trôi, sạt lở đất... c. Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp:
BPKTNN nhằm khắc phục dòng chảy bề mặt, tăng cường lượng nước thấm, giảm xói mòn và rửa trôi đất trong mùa mưa và giữ ẩm cho đất vào mùa khô. Bao gồm các biện pháp chính:
+ Làm ruộng bậc thang trên đất dốc.
+ Làm đất, bón phân hữu cơ và che phủ đất hợp lý. + Trồng và chăm sóc hợp lý cây trồng nông nghiệp. d. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh:
- Đối với rừng tự nhiên: Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng, trồng bổ sung. Việc khai thác chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng và chức năng của rừng kết hợp tận thu sản phẩm.
- Đối với rừng trồng : Áp dụng các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng. Việc khai thác và tỉa thưa phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến chức năng phòng hộ của rừng.
Nếu rừng hiện tại có cấu trúc đơn giản, chưa phù hợp với tiêu chuẩn rừng phòng hộ đầu nguồn thì cần sớm áp dụng các biện pháp thích hợp để từng bước chuyển hóa rừng đạt cấu trúc tiêu chuẩn. (Như trồng cây bản địa dưới tán rừng thuần loài, xúc tiến TSTN, trồng rừng hỗn giao...)
- Đối với đất chưa có rừng:
+ Trạng thái thực bì Ic (Cây bụi có cây gỗ tái sinh rải rác) và một phần trạng thái Ib (cây bụi thân gỗ) có diễn thế tốt: Cần áp dụng biện pháp khoanh nuôi và tra dặm thêm cây gỗ bản địa mục đích theo khả năng cho phép. Đồng thời áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp BVR, như PCCR, chống gia súc phá hoại cây tái sinh, nghiêm cấm chặt rừng non và thực bì tự nhiên làm củi, lảm bổi...; Nơi có điều kiện nên trồng rừng theo rạch. 36
+ Trạng thái Ia (trảng cỏ) và Ib (cây bụi) có triển vọng kém: Phải sớm tiến hành trồng rừng phủ xanh trên toàn bộ diện tích để tạo thành rừng hỗn giao. Chú ý khi xử lý thực bì trồng rừng chỉ được phép xử lý cục bộ theo băng hoặc đám nhỏ, hạn chế tối đa việc phát, đốt toàn diện. Trong những trường hợp cụ thể, có thể dành một phần diện tích thuộc đối tượng này ở vùng ít xung yếu cho hoạt động sản xuất khác như NLKH, đồng cỏ chăn nuôi...
Việc trồng rừng còn được ưu tiên thực hiện ở các vị trí rất xung yếu, như nơi đất cao, dốc, xung quanh các hồ chứa nước, hai bên bờ sông, suối... nếu ở đây chưa có hệ thống rừng che phủ để tạo ra các đai rừng phòng hộ. Cấu trúc và bề rộng các đai rừng là chỉ tiêu cần được quan tâm đặc biệt.
* Về loài cây trồng được chọn để trồng cần bảo đảm các nguyên tắc sau: + Cây có bộ rễ ăn sâu, tán rộng dày, khó gãy đổ.
+ Cây sinh trưởng nhanh, chóng khép tán, thường xanh.
+ Có khả năng tái sinh chồi và hạt mạnh, ít sâu bệnh, chịu được lửa.
+ Cây có tuổi thọ dài và ổn định, có khả năng bảo vệ và cải tạo đất (tăng độ phì đất, độ thấm nước...) và có khả năng tạo thành rừng hỗn giao.
+ Có khả năng cung cấp các sản phẩm trung gian và lâm sản ngoài gỗ (hoa, qủa, hạt, lá, vỏ, nhựa...) và các sản phẩm hàng hóa khi thành thục.
Ngoài cây trồng chính (cây chủ yếu) cần chú ý chọn các cây đi kèm, cây phù trợ (cây bạn), cây bụi nhằm tạo ra một cấu trúc hoàn chỉnh mô phỏng RTN (nhiều loài, nhiều tầng, độ che phủ cao...) nhờ đó mà tăng khả năng giữ nước, cải tạo đất, là nơi trú ngụ tốt cho động vật và côn trùng có ích, tạo tính cân bằng sinh thái cao.
Nhóm cây được lựa chọn có thể được trồng mới đồng thời hay không đồng thời với cây chủ yếu. Trên thực tế, trong đa số trường hợp chúng đã có mặt tại hiện trường trồng rừng và được giữ lại tại các băng chừa khi trồng rừng; tự phục hồi hay du nhập vào dưới tán rừng nếu lâm phần được QLBV tốt.
e- Nông lâm kết hợp (NLKH):
Theo ICRAF (Tổ chức NLKH quốc tế của FAO)-1977, "NLKH là một hệ thống QLĐĐ có thể chấp nhận được để tăng khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm kết hợp: sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp, cây rừng và gia súc (được tiến hành đồng thời và/ hoặc kế tiếp nhau trên một đơn vị diện tích) và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp với trình độ văn hóa của người dân địa phương."
Trong lưu vực nước, các biện pháp NLKH giữ vai trò rất quan trọng, vì trong một lúc chúng thỏa mãn đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và mang tính liên ngành rõ nét; Là một trong những hình mẫu về tính toàn diện và liên kết các thành tố ở cấp vi mô trong hoạt động quản lý sử dụng tài nguyên.
Có nhiều kiểu mô hình NLKH khác nhau cho các vùng sinh thái và khu chức năng riêng biệt; Đối với khu vực RPHĐN thì nguyên tắc chỉ đạo là khuyến khích, nhưng phải bảo đảm việc kết hợp không làm giảm chức năng phòng hộ của tập đoàn cây gỗ. Các 37
thành phần khác ngoài vai trò kinh tế còn phải chứng tỏ sự liên kết và tham gia vào chức năng sinh thái, tức là phải có ý nghĩa phòng hộ (bảo vệ đất và nước) ở một góc độ hay phạm vi nào đó.
* NLKH dễ được chấp nhận và thành công nhờ các lý do sau đây:
+ Sớm giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ; Cho sản phẩm nông nghiệp ngay trên đất lâm nghiệp.
+ Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển thuận lợi của cây lâm nghiệp, nhờ tác dụng phù trợ cả về sinh thái (Che bóng, chắn gió, giữ ẩm, cải tạo đất, tăng sinh vật có ích...) và kinh tế (lấy ngắn nuôi dài, tác động tích cực khi trồng và chăm sóc cây nông nghiệp...).
+ Tạo ra cấu trúc cây trồng và địa hình có lợi cho mục tiêu phòng hộ.
+ Tạo cơ hội cho việc xã hội hóa nghề rừng (phát triển LNXH) nhờ tạo ra được những mối quan hệ gắn bó giữa các yếu tố cơ bản là: Rừng- Cây- Con người.
+ Phù hợp với quy mô, trình độ, tập quán canh tác của người dân vùng đồi núi. * Vai trò của cây thân gỗ và cây phòng hộ khác trong mô hình NLKH:
+ Bảo vệ và cải tạo đất (Chống xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng khoáng; Giữ ẩm cho đất; Tăng độ phì đất, VSV đất và cải thiện kết cấu đất).
+ Phòng hộ và hỗ trợ cho các thành phần khác trong mô hình (Che bóng; Chắn gió hại; Điều hòa vi khí hậu; Tạo nơi cư trú cho các loài có ích; Nguồn thức ăn cho vật nuôi và sinh vật khác (như gia súc, gia cầm, cá, ong mật...); Tạo đai rào bảo vệ, phòng chống các yếu tố gây hại (Cháy rừng, gia súc...) ).
+ Cho gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ thường xuyên hoặc khi đến kỳ khai thác. f- Giao đất, khoán rừng (GĐKR/GĐGR):
Ở những nơi ngoài vùng xung yếu cần tiến hành GĐGR hay khoán rừng cho người dân QLBV theo các chính sách của Nhà nước đã ban hành (NĐ. 01, NĐ. 163, QĐ. 178, QĐ. 08, NĐ. 200...). Phải xem đây là một trong những biện pháp căn bản và có hiệu quả trong việc QLBVR, trong đó có rừng PHĐN.
Công tác này thường được lồng ghép với vấn đề ĐCĐC, phát triển nông thôn miền núi, KNKL, xóa đói giảm nghèo.
g- Tuyên truyền, giáo dục và phổ cập:
Đây là biện pháp quan trọng và cần tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Mục tiêu của biện pháp là nâng cao nhận thức về chức năng, vai trò của rừng phòng hộ, những nguyên nhân làm suy thoái/ mất rừng, những khó khăn của công việc QLBV rừng PHĐN; Phổ cập và nâng cao năng lực QLBVR và các nguồn tài nguyên, ngăn chặn tệ nạn khai thác và đốt /phá rừng bừa bãi, thay đổi tập quán sử dụng đất và các nguồn tài nguyên lãng phí, kém hiệu quả.
h- Biện pháp hành chính và tổ chức: Bao gồm:
+ Dùng luật pháp (các văn bản luật, quy trình, quy phạm, chỉ thị) để QLBVR. 38
+ Tổ chức hệ thống, bộ máy QLBVR chuyên trách (các Ban QLR, Hạt KL, Trạm KL, Trạm BVR, KL phụ trách địa bàn).
+ Tổ chức cộng đồng, xây dựng Quy ước BVR, Hương ước theo hình thức lâm nghiệp cộng đồng (như gắn BVR với bảo vệ nguồn nước tại địa phương…).
+ Lập kế hoạch hoạt động, công tác kiểm tra, thanh tra về QLBVR.
+ Các biện pháp mang tính hành chính khác (Quản lý hộ khẩu và nhóm đối tượng trọng điểm, ký cam kết/giao ước BVR, quản lý giấy phép kinh doanh, phương án sản xuất, thuế TNMT…).
i- Một số các vấn đề khác cần triển khai nghiên cứu và thực hiện: + Định lượng giá trị của rừng phòng hộ đầu nguồn.
+ Chính sách ưu đãi cho người làm nhiệm vụ QLBV rừng phòng hộ đầu nguồn
+ Việc chi trả của các đối tượng hưởng lợi ở các vùng hạ lưu và lân cận cho người dân và các tổ chức QLBVR ở đầu nguồn.
[* Thông điệp: Cần hiểu và hành động theo đạo lý một cách thực tế hơn: " Ăn quả nhớ
người trồng cây."/ " Uống nước nhớ nguồn." "Nhớ"ở đây phải có nghĩa là không quên trả (dù ở mức độ và hình thức nào) những gì mình đã nhận].
Tóm lại: Để bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, chúng ta phải thực hiện một hệ thống các biện pháp sau đây : 1. Trồng rừng và bảo vệ các loại rừng ở nơi xung yếu (địa hình dốc, gần đỉnh đồi núi, ven sông, hồ...). Những loài cây được lựa chọn để trồng rừng phải có một số tiêu chuẩn sau: hệ rễ phát triển mạnh; tán lá thường xanh, rộng và kín; sinh trưởng nhanh và tái sinh tự nhiên tốt; thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, sức sống ổn định; có khả năng cải tạo đất; có khả năng cung cấp gỗ và củi...