Những khó khăn, trở ngại khi thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 114 - 115)

- Các hoạt động phát triển cộng đồng Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng

2.Những khó khăn, trở ngại khi thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam

Việc chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức quản lý rừng bền vững đòi hỏi một loạt thay đổi về khuôn khổ chính sách ở cấp trung ương; 114

thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và cả người dân địa phương. Do tính phức tạp này nên khi thực hiện quản lý rừng bền vững thường gặp những khó khăn, trở ngại; được thể biện ở các khía cạnh sau đây:

Về chính sách và công nghệ

Như trên đã phân tích và dẫn chứng, khuôn khổ chính sách thường lạc hậu lại không đồng bộ; các chính sách không theo kịp với nhu cầu và phương thức quản lý tiến bộ trong phát triển lâm nghiệp. Hiện nay chúng ta còn thiếu các chính sách, những hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn cụ thể về quản lý rừng bền vững. Ngoài ra, Quy trình kỹ thuật điều tra, thiết kế kinh doanh rừng lạc hậu, chậm áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến.

Về sinh thái

Rừng của Việt Nam có tính đa dạng và phức tạp rất cao của các hệ sinh thái. Việc xác định các tiêu chuẩn để quản lý bền vững mỗi một hệ sinh thái là điều rất khó khăn.

Về kinh tế

Thiếu nguồn vốn cho chuẩn bị, thực hiện và giám sát các kế hoạch quản lý rừng bền vững. Chưa xác định nguồn vốn cụ thể cho các hoạt động quản lý rừng bền vững của các công ty lâm nghiệp, các lâm trường và của các chủ rừng. Thiếu cơ chế đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan vào quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các điều kiện thị trường, nhu cầu về sản phẩm có chứng chỉ chưa rõ ràng.

Về xã hội

Quyền sở hữu và sử dụng rừng và đất rừng của người dân sống trong vùng rừng đã được thể hiện trong các chính sách hiện hành. Nhưng lợi ích đem lại từ quản lý và bảo vệ rừng hiện tại chưa thực sự hấp dẫn với họ. Người dân địa phương chưa thực sự tham gia vào các quá trình ra quyết định liên quan đến môi trường sống của họ.

Về chứng chỉ rừng. Mặc dù Chứng chỉ rừng là một công cụ hữu hiệu để quản lý rừng bền vững. Nhưng những điều kiện để được cấp chứng chỉ rừng lại rất khắt khe, khó khăn mà chúng ta phải đối mặt, đó là: Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ của FSC quá cao, đây là lo ngại chính của các nhà sản xuất gỗ. Chi phí để đạt được tiêu chuẩn chứng chỉ rừng thường cao hơn nhiều so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ.

Vài nét về Chứng chỉ rừng

Tổ chức ITTO đưa ra bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí, trung tâm lâm nghiệp quốc tế CIFOR- 8 tiêu chí, Tiến trình Montreal – 7 tiêu chí, tiến trình Pan-european- 6 tiêu chí v..v. Riêng tổ chức FSC (Forest Stewardship Council ) có bộ tiêu chuẩn khắt khe nhưng uy tín nhất trên thế giới có cấu trúc chặt chẽ nhất gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 123 chỉ số và hàng vài ba trăm công cụ kiểm chứng.

Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam về QLRBV

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 114 - 115)