Công ty Công viên cây xanh, Công trình đô thị, Bảo tồn di tích, Công ty Du lịch, Khối phố, Hộ gia đình, Cơ quan, Trường học, Lực lượng tình nguyện...
Cơ quan kiểm tra giám sát, xử lý các vi phạm nên là lực lượng liên ngành giữa Kiểm lâm- Quy tắc đô thị- Địa chính- Công an và đại diện Chính quyền địa phương.
- Quan tâm đến công tác quy hoạch đô thị và các khu dân cư, phân định rạch ròi không gian xây dựng, quyền hạn xử lý cây xanh với các ngành liên quan như điện lực, bưu điện, giao thông, cấp thoát nước, xây dựng...
- Phân công, phân cấp trách nhiệm và quyền lợi/lợi ích của việc quản lý bảo vệ và sử dụng rừng lục hóa.
- Phát huy chức năng văn hóa- xã hội của rừng lục hóa, góp phần phát triển kinh tế, an toàn sinh thái, hấp dẫn về cảnh quan, nâng cao chất lượng cuộc sống và nhu cầu thưởng ngoạn của người dân. Đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu tối thiểu về diện tích xanh là 16 - 25m2/người dân thành phố. (Hiện nay Tp. Huế mới đạt khoảng từ 9-12m2; Riêng Hà Nội ở khu vực 9 quận nội thành chỉ có 0,9m2, trong đó Đống Đa, Gia Lâm: 0,05m2, Ba Đình: 0,65m2 - nằm trong nhóm thấp nhất thế giới; Tp.HCM cũng đang ở mức thấp, đặc biệt là khu vực nội thành).
3.2- Giải pháp kỹ thuật
- Quy hoạch, thiết kế cảnh quan: Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các đô thị lớn và tất cả các đô thị và khu dân cư, các công trình xây dựng khác trong tương lai. Theo quy định diện tích dành cho tạo lập các mảng xanh không dưới 1/3 diện tích công trình.
- Chọn loài cây trồng cho rừng lục hóa: Cần xây dựng tiêu chí chọn cây trồng cho từng nhóm mục tiêu cụ thể. Thể chế hóa danh mục các loài cây hạn chế trồng ở những 56
nơi nhất định. Ưu tiên các loài cây truyền thống, cây địa phương, cây mang tính biểu tượng, cây có tác dụng cải thiện môi trường, ngăn chặn chất nhiễm bẩn, tạo cảnh quan đẹp. Chú trọng thích đáng nhưng cần thận trọng đối với cây nhập nội (di thực, dẫn giống từ nơi khác đến); mạnh dạn loại bỏ những cây dễ phát sinh các mặt tiêu cực (dễ gãy đổ, sâu bệnh, mất vệ sinh, nguy hiểm: chứa chất độc, quả to nặng...).
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng (xén tỉa) Phù hợp với loại hình và loài cây trồng. Tiêu chuẩn cây đem trồng hầu hết là cây được nuôi nhiều năm trong vườn để đạt kích thước mong muốn rồi sang bầu lớn cho rễ ổn định và đem trồng khi thờì vụ thích hợp. Hố trồng có kích thước tương ứng với bầu cây, bón lót phân hữu cơ với lượng lớn, đặt cây ngay ngắn/thẳng hàng, lấp và chèn chặt đất, tưới nước và rào chống kỹ lưỡng. Thường xuyên kiểm tra phát hiện các yếu tố gây hại để phòng chống và khắc phục kịp thời. Khi cây đã phục hồi và ổn định cần xén tỉa cành để tạo dáng cây theo hướng mong muốn.
- Biện pháp BVTV: Phải phù hợp với khu vực dân sinh; ưu tiên dùng các biện pháp phi hóa học trong phòng trừ SBH; Quét thuốc bảo vệ ít độc hại lên gốc cây và vết thương cho cây. Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn hại như đã trình bày.
- Chặt tỉa thay thế: đối với những cây đã quá già cỗi, khuyết tật lớn, ở những vị trí đe dọa sự an toàn cho người và tài sản. Việc làm này cần có sự tham gia thẩm định của cơ quan chuyên môn, chuyên gia và sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền (trừ trường hợp khẩn cấp); Tránh việc tùy tiện và lạm dụng trong chặt hạ, loại bỏ cây xanh lục hóa. Cần luôn quán triệt nguyên tắc: "Mọi sự tác động vào rừng hay cây lục hóa đều cần lấy nhiệm vụ bảo vệ môi trường làm trọng."
3.3- Các giải pháp về chính sách
Có thể xây dựng và thực thi nhiều chính sách ở các khía cạnh và cấp độ khác nhau nhằm khuyến khích việc bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh BVMT. Khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội. Một số chính sách có thể áp dụng:
- Suy tôn cảnh quan: Tổ chức bình chọn, công nhận và cầp chứng nhận (hoặc gắn biển) cho các thành phố, đường phố, công viên, khu dân cư có cảnh quan môi trường "xanh- sạch- đẹp;"
- Gắn biển danh dự cho cây (cây di sản): áp dụngcho những cây có giá trị đặc biệt về khoa học, lịch sử và có tính độc đáovề hình thái, công dụng...
- Khen thưởng: cho các cá nhân và tập thể có công trong hoạt động bảo vệ và tôn tạo cây xanh (Bao gồm tổ dân phố, khu dân cư, trường học, cơ quan, chùa chiền, gia đình, cá nhân tiêu biểu).
- Chi trả: từ các nguồn thu do hưởng lợi từ dịch vụ rừng cảnh quan và thuế môi trường cho các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên.
3.4- Giải pháp tuyên truyền- giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh
Ở thành phố và các khu dân cư có điều kiện rất thuận lợi cho công tác tuyên truyền giáo dục môi trường. Tuy vậy cũng nên phân loại và ưu tiên cho các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em lang thang, người hoạt động dịch vụ lưu động, du khách...
Cần đa dạng hóa hình thức và nội dung tuyên truyền cho phù hợp với tâm lý và trình độ của đối tượng tiếp nhận. Một số hình thức hoạt động thường được áp dụng:
- Tổ chức các Câu lạc bộ, Hội Bảo tồn thiên nhiên/Bảo vệ môi trường. - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Chính sách và Pháp luật về rừng và MT. - Sáng tác các tiểu phẩm, phóng sự về hoạt động BVMT.
- Xuất bản các tờ rơi, các ấn phẩm tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng. - Niêm yết các quy ước, nội quy bảo vệ tài nguyên và môi trường...
(xem thêm phần Phụ lục – Thông tư 20/2002/TT-BXD về Hướng dẫn quản lý cây
xanh đô thị và Nghị định 64/2010/CP về quản lý cây xanh đô thị)
• Câu hỏi thảo luận và ôn tập:
1. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố gây tổn hại rừng phòng hộ bảo vệ môi trường (rừng lục hóa).
2. Các biện pháp QLBV rừng phòng hộ bảo vệ môi trường?
3. Các hình thức tổ chức quản lý rừng lục hóa và cây xanh đô thị. Liên hệ với thực tiễn một số đô thi ở miền Trung hoặc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 3
TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG
Bài 9
KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ CỦA RỪNG ĐẶC DỤNG