- Rừng đặc dụng ở nước ta được chia làm 4 loại chính (Luật BV&PTR, 2004) (1) Vườn Quốc gia
2. Cơ sở của QLRB
2.1. Cơ sở lý luận - Các nguyên lý QLRBV
• Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng
- Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.
- Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ” .
- Vấn đề chìa khoá để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.
• Nguyên lý thứ hai: sự phòng ngừa sớm và thường xuyên.
Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững phải luôn quán triệt: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa mà không đợi đến khi có đủ cơ sở khoa học và đánh giá đầy đủ.
• Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ
Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, 1971 cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
- Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ rừng;
- Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự bất bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau.
• Nguyên lý thứ tư là tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.
Tài nguyên rừng có giá trị rất nhiều mặt. Các giá trị được được thể hiện cụ thể qua sơ đồ 1.1 và một số điểm dưới đây.
• Giá trị sử dụng trực tiếp: Là giá trị của những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc, vật liệu gen,…
• Giá trị sử dụng gián tiếp: Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon,…
• Giá trị lựa chọn: Là những giá trị chưa được biết đến của nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, trong tương lai.
• Giá trị để lại: Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.
Sơ đồ 1... Giá trị tổng thể tài nguyên rừng (Pearce, 1990)
• Giá trị tồn tại: Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hoá, thẩm mỹ, di sản, kế thừa...
2.2. Cơ sở pháp lý- những chính sách có liên quan đến QLRBV ở Việt Nam
Trong những năm gần đây quản lý rừng bền vững được Nhà nước cũng như các ngành hết sức quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong các văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các quy chế, quy trình, quy phạm của ngành.
Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Cho đến nay đã có trên 40 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng bền vững. Trong đó, số văn bản thuộc các cấp ban hành là: Quốc hội: 4, Chính phủ: 11, Thủ tướng Chính phủ: 13, Bộ NN-PTNT: 16 (Chi tiết xem Phụ biểu 1).
3.1. Các văn bản của Nhà nước
3.1.1. Về luật