Rừng có khả năng tạo ra điều kiện có lợi cho sức khỏe con ngườ

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 54 - 55)

Ôxy được hệ thống cây xanh thải vào không khí khác với ôxy nhận từ các nguồn khác bởi hàm lượng phitônxit và iôn chống ô nhiễm không khí.

Ôxy của rừng thải ra có mức iôn hóa rất cao, hơn 2-3 lần ôxy của biển và 5-10 lần lớn hơn ôxy không khí trong các thành phố.

Nồng độ các iôn dương và âm trong không khí có lợi cho cơ thể con người, nhất là có tác dụng điều trị các bệnh cao huyết áp, suyễn viêm khí quản, lao phổi.

Theo A.A. Mink (1963) và U.V. Dumanxkii (1969), nồng độ iôn lớn nhất ở nơi có rừng che phủ 35 - 60% lãnh thổ (lấy bằng 100%), giảm còn 15-30% khi độ che phủ của rừng là 5-10% lãnh thổ.

Vì thế, các công viên cây xanh, các đai rừng quanh thành phố và nơi đông dân cư có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người

Rừng còn đưa lại điều kiện tốt cho con người thông qua khả năng cải biến điều kiện tiểu khí hậu (bức xạ, nhiệt độ, độẩm và gió…).

Vai trò vệ sinh của rừng còn biểu hiện ở khả năng làm giảm và phân tán tiếng ồn.

1.2- Các loại diện tích và lâm phần lục hóa

Tùy theo chức năng, vị trí, quy mô của khu vực cần phòng hộ mà chia ra:

a)- Vành đai xanh: Là rừng trồng, rừng tự nhiên, vườn cây lưu niên..., trong đó thành phần cây gỗ giữ vị trí chủ đạo. Vai trò chính là điều hòa khí hậu, tạo nơi du lịch, giải trí, nghỉ ngơi của người dân và du khách.

b)- Lâm viên/Vườn bách thảo: Là rừng trồng để phục vụ nghỉ ngơi, dưỡng sức của người dân. Cùng với việc bố trí các khoảnh, dải rừng là hệ thống đường sá,hồ nước và các công trình thể thao quy mô nhỏ hoặc trung bình (như bể bơi, sân quần vợt, sân gôn...). Thành phần loài cây trồng đa dạng và đa tác dụng.

c)- Công viên: Có diện tích nhỏ hơn 10ha; thường được bố trí ở trung tâm thành phố hay điểm dân cư. Công viên là nơi nghỉ ngơi, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hay các hoạt động tập thể và thư giãn khác. Công viên cũng là nơi giãn cách các khu dân cư, các cơ sở sản xuất, thương mại, trường học, công sở... và góp phần tăng diện tích xanh cho các khu đô thị.

d)- Công viên trong rừng (hay các trại thiên nhiên/trại văn hóa):

Thường được bố trí trên các bờ sông, bờ hồ; cũng có các cơ sở thể thao, văn nghệ, trại sáng tác, nơi cắm trại ngoài trời, vv... Nhằm thu hút các văn nghệ sỹ, các vận động viên, các tầng lớp thanh thiếu niên đến sinh hoạt, giao lưu, vui chơi, sáng tác và biểu diễn; Tạo ra không khí vui tươi, sân chơi lành mạnh, hấp dẫn và thân thiện với thiên nhiên.

e)- Vườn nhỏ: Thường được thiết lập ở các vùng dân cư ngoại thành, nơi ít có áp lực về không gian, các biệt thự, trường học... Diện tích khu vườn thường chỉ từ 0,1-0,5ha; Nhằm làm đẹp và mát nơi ở, nghỉ ngơi (dạng nhà vườn Huế, trang viên).

f)- Hàng cây to bên đường: Nhằm tạo bóng mát, cảnh quan, che chắn khói bụi và tiếng ồn trong thành phố.

Ngoài ra còn có nhiều diện tích lục hóa ở quy mô nhỏ và phân tán như hàng rào xanh, thảm cỏ, lùm cây, bồn hoa, luống hoa, giàn dây leo, tháp cây, vườn treo, vườn sân thượng, ban công... (Một trong những tiêu chuẩn cho một khách sạn có đẳng cấp là phải có bể bơi và vườn cây xanh ở bên trong nội thất hoặc khuôn viên).

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w