Các giải pháp QLBV và phát triển RPH CSLB

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 49 - 53)

3.1- Mục tiêu:

- Giảm được thiệt hại về người, tài sản do gió bão, sóng biển gây ra. Đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu mà VN là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn.

- Tăng diện tích đất canh tác và mở mang lãnh thổ về phía biển.

- Tạo ra sự an toàn và bền vững cho sự phát triển tổng hợp KT-XH ở vùng ven bờ. - Góp phần ổn định chính trị và an ninh quốc phòng.

- Hạn chế và kiểm soát được trình trạng ô nhiễm môi trường ven bờ, môi trường biển và bảo vệ tốt các nguồn lợi thiên nhiên.

3.2- Nhiệm vụ:

a)- Điều tra, phúc tra các loại TNTN hiện có vùng ven biển (HST rừng ngập mặn; HST nông nghiệp; Danh lục các loài sinh vật thủy sinh; Tài nguyên đất, nước..)

b)- Lập kế hoạch quy hoạch quản lý bảo vệ, phục hồi và phát triển các nguồn tài nguyên ven bờ; phòng chống ô nhiễm.

c)- Kiểm tra việc sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên theo nguyên tắc không suy thoái, ổn định về sản lượng và không làm tổn hại đến môi trường và các nguồn tài nguyên khác.

Các nguồn tài nguyên ở đây bao gồm cả tài nguyên kinh tế (Nông, Lâm, Ngư, Thủy lợi, Giao thông, Khoáng sản, Năng lượng...), tài nguyênsinh thái (Đất; Nước; Khí hậu; ĐDSH) và

tài nguyên xã hội (Lịch sử; Văn hoá: tín ngưỡng, lễ hội; Dân sinh: dân tộc, dân số, học vấn- tri thức bản địa, mức sống; Tồ chức chính trị-xã hội...).

3.3- Các giải pháp chính:

3.3.1. Quy hoạch sử dụng đất

Tổ chức quy hoạch và rà soát quy hoạch ở các cấp, đặc biệt là cấp xã/thôn chi tiết đến từng đơn vị lô/khoảnh và tiểu khu (nếu có).

Do tính nhạy cảm cao, RPH ven biển rất dễ bị xâm hại hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng; Vì vậy công tác quy hoạch phải được coi là giải pháp mang tính chủ đạo, là cơ sở pháp lý cho các hoạt động QLBV và phục hồi phát triển các nguồn tài nguyên. Thực hiện tốt quy hoạch còn giúp ngăn ngừa và giảm các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển của vùng (như mâu thuẫn giữa bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch, khai khoáng...).

Việc quy hoạch sử dụng đất phải gắn với công tác GĐGR và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng quản lý và hưởng lợi lâu dài.

3.3.2. Tổ chức quản lý TNR:

- Hình thức tổ chức gồm các loại hình sau: + Ban QLRPH.

+ Các Tổ chức nhận rừng (Đồn Biên phòng, Thủy sản, Du lịch...) + Hộ gia đình (gắn với nuôi trồng thủy sản, làm muối, dịch vụ du lịch) + Cộng đồng (thành lập các tổ BVR bán chuyên trách...)

- Các hoạt động chính:

+ Xây dựng cơ chế phối hợp/liên kết đồng quản lý các nguồn tài nguyên + Nâng cao năng lực quản lý TNR và các nguồn tài nguyên ven bờ (Đào tạo, đào tạo lại; Tập huấn; Phổ cập - Khuyến nông, lâm, ngư...)

3.3.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và quản lý hành chính

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư vùng ven biển (Tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách; Xây dựng các bản Quy ước BVR, Bảo vệ TNTN).

- Áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm, xây dựng chế tài xử lý cụ thể cho từng hành vi vi phạm.

- Quản lý dân số, hạn chế di dân đến các vùng xung yếu

- Quản lý việc đăng ký kinh doanh những ngành nghề nhạy cảm - Tăng cường công tác kiểm tra/thanh tra:

+ Kiểm tra, xử lý vi phạm Luật BV&PTR.

+ Kiểm tra chất thải, các hoạt động gây ô nhiễm theo Luật BVMT + Kiểm tra tình hình sử dụng đất, xử lý tranh chấp, vi phạm (Luật ĐĐ). Ngoài ra còn căn cứ các văn bản pháp quy khác như: Pháp lệnh BV Đê điều, Luật Khoáng sản, Luật BVNL thủy sản, Luật Du lịch...để thực thi nhiệm vụ.

3.3.4. Mở rộng liên kết trong quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên:

- Gắn việc QLBVRPH ven biển với QL các công trình thủy lợi trên địa bàn. - Liên kết kinh doanh theo hướng tổng hợp giữa các ngành kinh tế có liên quan đến rừng phòng hộ ven biển. Đây là cơ hội phát huy lợi thế của rừng và giải quyết tận gốc những xung đột thông qua lợi ích toàn diện của các bên.

Về mặt lý luận chúng hòa quyện và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nhưng cũng cần thấy rằng, trên thực tế hiện nay giữa chúng đang nẩy sinh không ít mâu thuẫn nội tại, do:

+ Các hoạt động trên do nhiều ngành quản lý (Ngành/Bộ chủ quản). + Do nhận thức/ý thức của người sử dụng tài nguyên chưa cao.

+ Do sự hạn chế về quỹ đất và khả năng đáp ứng của một số nguồn TN. + Do lợi ích cục bộ...

* Lợi ích của việc kết hợp (tương tự như trong mô hình NLKH): + Hỗ trợ nhau về mặt tài chính;

+ Hỗ trợ về mặt sinh thái và cảnh quan;

+ Tăng cường sức tiêu thụ tại chỗ thông qua các sản phẩm du lịch.

- Liên kết trong hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, NCKH, đào tạo và các hoạt động đầu tư phát triển khác.

Một số nơi đã hình thành các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, Lâm- Nông- Ngư trường Sông Trẹm là một ví dụ.

Một số mô hình thí điểm về trồng rừng ngập mặn đa mục tiêu

Gần đây, 5 mô hình trồng rừng được Cục Lâm nghiệp và Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái-Môi trường rừng thực hiện bao gồm: (1)- trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê biển và tăng cao tốc độ bồi lắng phù sa lấn biển, (2)- nuôi tôm kết hợp trồng rừng ngập mặn, (3)- khôi phục rừng ngập mặn trong các đầm nuôi tôm bị thoái hóa, (4)- cải tiến thiết kế đầm nuôi tôm lâm ngư nghiệp kết hợp và (5)- trồng rừng ngập mặn trên bờ bao các đầm nuôi tôm.

Kết quả cho thấy diện tích rừng với các loại cây Bần, Trang trưởng thành đã góp phần làm giảm tới 75-83% độ cao của sóng biển truyền qua rừng ngập mặn so với nơi không có rừng phòng hộ đê biển.

Việc tiến hành trồng rừng theo tỉ lệ 70% diện tích rừng ngập mặn với 30% diện tích nuôi tôm, đã góp phần nâng tỷ lệ cây sống lên tới 80%, năng suất tôm nuôi tăng gấp hơn 4 lần, từ 80 kg/ha/vụ lên 350 kg/ha/vụ, và hạn chế tình trạng bỏ hoang các đầm nuôi sau khi thu hoạch tôm.

Trên cơ sở kết quả thí điểm, Cục Lâm nghiệp đang phối hợp với các địa phương ven biển xây dựng kế hoạch nhân rộng các mô hình trên nhằm giải quyết tận gốc quá trình sản xuất tự phát, phá vỡ cân bằng sinh thái của ngư dân sinh sống ven biển hiện nay.

3.3.5. Giải pháp kỹ thuật trong hoạt động chắn sóng, lấn biển

(1)- Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

- Bảo vệ và phát triển lớp thảm thực vật tự nhiên và nhân tạo hiện có bằng các biện pháp:

+ Khoanh nuôi bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm cả cỏ dại và cây bụi. 51

+ Làm giàu thêm thành phần cây gỗ bằng các loài bản địa.

- Trồng mới trên đất trống, bãi lầy hoặc tại các vị trí xung yếu như cửa sông, bờ đất, đê, kè, ghềnh, ráng...

+ Các loài cây thân gỗ (Đước, Sú, Vẹt, Bần, Mấm, Giá, Tràm cừ, Tra..; Dừa, Tre gai, Chai lá cong, Phi lao...)

+ Các loài cỏ, cây bụi kết hợp (Dừa nước, Dứa gai, Chà là, Cỏ ống, Muống biển...)

Phương thức trồng:

+ Trồng phân tán theo hàng, đám, cụm...

+ Trồng tập trung theo dải liên tục, theo dải so le, trồng cuốn chiếu lấn dần ra phía có mặt nước.

(2)- Biện pháp kỹ thuật công trình

- Xây dựng hệ thống đê biển với mục tiêu chắn sóng, lấn biển. - Xây dựng các hệ thống bờ kè, mỏ hàn chắn sóng, bồi cát. - Hệ thống thủy lợi ngăn mặn, dẫn ngọt cải tạo đất mặn, phèn. - Các hệ thống quan trắc, cảnh báo bão, sóng dâng, sóng thần... (3)- Các biện pháp kỹ thuật khác

- Kỹ thuật nông nghiệp (Trồng Cói, Đay để cải tạo đất mặn/phèn...)

- Kỹ thuật thủy sản (Nuôi trồng các loài thủy sinh ven bờ như: Ngao, Sò, Điệp, Tôm, Cua, Cá, Rau câu, Rong sụn...)

- Kỹ thuật Lâm- Nông- Ngư kết hợp (ví dụ nuôi ong để tăng năng suất cây trồng và khả năng tái sinh của các loài thực vật...)

- Tiểu thủ công nghiệp: làm muối, vật liệu xây dựng, thủy tinh, gốm sứ (nhờ sử dụng nguồn khí đốt thiên nhiên ở vùng ven bờ)

--- • Câu hỏi thảo luận và ôn tập:

1. Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển? 2. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển? 3. Trình bày ý nghĩa của rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển?

4. Mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp QLBV&PT RPH chắn sóng lấn biển?

Bài 8

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w