Những chủ trương chính sách của ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 99 - 101)

- Luật Đa dạng sinh học, năm 2008; một số nội dung của Luật ĐDSH có liên quan

3.2. Những chủ trương chính sách của ngành lâm nghiệp

Liên quan đến quản lý rừng bền vững, từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã thực hiện những chủ trương mang tính chất quyết định, tạo ra những chuyển biến mới trong quản lý kinh doanh rừng. Cụ thể đã tiến hành các nội dung sau: 3.2.1. Tăng cường các biện pháp quản lý rừng

• Tổ chức rừng (thiết lập mặt bằng quản lý): Đã phân chia rừng thành các đơn vị tiểu khu, khoảnh, lô;

• Thiết lập tổ chức quản lý rừng - Lâm trường;

- Phân trường hoặc đội sản xuất;

Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo xắp xếp đổi mới lâm trường quốc doanh (Quyết định số 187 sau này là Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng). Quy hoạch phân chia 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) trên phạm vi toàn quốc.

• Xây dựng phương án điều chế rừng cho các lâm trường

Ngày 19/7/1989 Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã ban hành Chỉ thị 15 - LSCNR về công tác xây dựng phương án điều chế rừng đơn giản cho các lâm trường, trong đó hướng dẫn việc xây dựng phương án và quy định kể từ 1991 việc khai thác, quản lý khai thác phải căn cứ vào Phương án điều chế rừng đơn giản. Vì vậy, toàn bộ các lâm trường có khai thác rừng tự nhiên đã xây dựng Phương án này.

Ngày 7/7/2005 Bộ NN-PTNT Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản trong đó xác định:“Điều chế rừng là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng, trong một hay nhiều luân kỳ khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất, nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng cao, bền vững” (Điều 2, QĐ 40/2005/QĐ-BNN). Thực chất của Phương án điều chế rừng là xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể, trong đó đưa ra thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu trong một hay nhiều chu kỳ khai thác.

Tuy nhiên, khi sử dụng “Điều chế rừng” để quản lý rừng cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, rõ nét nhất là nội dung phương án điều chế (Điều 8 của Quyết định 40), chủ yếu là xây dựng kế hoạch khai thác, kinh doanh rừng từng năm, 5 năm của đơn vị. Trong khi đó, hàng loạt các hoạt động liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu xã hội lại chưa được Phương án điều chế quy định một cách cụ thể.

Từ đó dẫn đến phương án điều chế rừng hiện nay của các chủ rừng thường tập trung vào việc đảm bảo mục tiêu kinh tế của rừng, nghĩa là rừng cho nhiều sản phẩm, có năng suất cao và lâu dài liên tục. Nên các mục tiêu quan trọng khác như môi trường và xã hội lại chưa được chú ý đúng mức đến trong phương án điều chế rừng của các đơn vị sản xuất.

• Xây dựng quy chế quản lý khai thác

Việc quản lý khâu khai thác được quy định tại quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004, nay được thay thế bằng Quyết định số 40/2005-QĐ/BNN ngày 7/7/2005 100

của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Trong đó quy định các nội dung sau: Thiết kế khai thác; Quy định thủ tục quản lý khâu khai thác; Quy định về tiến hành khai thác và kết thúc khai thác, và Quy định các chỉ tiêu kỹ thuật về khai thác rừng.

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w