Các yếu tố gây tổn hại cho rừng lục hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 55 - 56)

Với vị trí đặc biệt là nằm bao quanh hoặc xen kẽ trong các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp nên RLH-BVMT luôn chịu nhiều bất lợi từ những hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp do con người gây ra.

- Các tác động cơ giới: Cây lục hóa dễ bị tác động mạnh bởi các hoạt động đốn tỉa (chống gãy đổ, bảo vệ đường dây điện, xây dựng công trình...), đào chắn rễ, giằng buộc, đóng đinh, ghè đẽo...

- Các tác động vật lý: Bị hun khói, hun nóng từ khí thải sinh hoạt, phương tiện giao thông, điện máy và bị chiếu sáng quá mức.

- Các ô nhiễm hóa học: Bụi bặm có chứa các độc tố, khí thải, nước thải bị ô nhiễm, mưa acid.

- Các tổn hại khác:

+ Bị loại thải khi có mâu thuẫn với các công trình xây dựng; Bị bài xích do ảnh hưởng đến nơi sống và sinh kế của người dân đô thị.

+ Bị giới hạn về không gian sống (đất trồng, ánh sáng) nên sinh trưởng kém, thay đổi hình dạng, lệch tán, lệch tâm.

+ Dễ bị gãy đổ do mọc phân tán, bị khuyết tật tự nhiên hay nhân tạo (như mọc lệch, rỗng ruột, rễ bị tổn hại...).

+ Dễ bị sâu, bệnh gây hại do sức đề kháng kém, môi trường sống thay đổi theo hướng có lợi cho các loài gây hại (như độ ẩm, nhiệt độ tăng đột biến, thiếu các loài thiên địch), 55

cơ thể mang nhiều tổn thương ở rễ, thân, cành, lá đều là cửa ngõ xâm nhập của các loài gây hại.

+ Dễ bị ảnh hưởng do thiên tai và các sự cố môi trường khác (lũ lụt, hạn hán, nguồn nước bị nhiễm mặn/nhiễm độc, các vụ cháy nổ, tai nạn giao thông...).

Hộp 7. Một số mặt tiêu cực của cây xanh đô thị

Bên cạnh những mặt tích cực, cây xanh trong các đô thị cũng có thể gây ra những phiền toái không mong muốn như:

Một phần của tài liệu Bài giảng TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỪNG 2013 (Trang 55 - 56)