- Rừng đặc dụng ở nước ta được chia làm 4 loại chính (Luật BV&PTR, 2004) (1) Vườn Quốc gia
2. Các biện pháp tổ chức quản lý và bảo vệ RĐD
2.3. Biện pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
2.3.1. Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng chuyên trách
Bằng nhiều cách, nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ nòng cốt cho việc quản lý RĐD và bảo tồn ĐDSH. Các hoạt động chính:
(1). Có kế hoạch thu hút, tiếp nhận nguồn cán bộ có chuyên môn giỏi đã qua đào tạo ở bậc đại học và sau đại học về bảo tồn TNTR.
(2). Chọn cử cán bộ có năng lực trong diện quy hoạch đi đào tạo chuyên sâu ở bậc đại học và sau đại học ở trong và ngoài nước.
(3). Tổ chức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ nòng cốt (cán bộ quản lý và cán bộ hiện trường) cho các ban quản lý RĐD và cơ quan quản lý chuyên ngành; Bao gồm các hình thức đào tạo ngắn hạn/dài hạn, tập trung/hàm thụ;
2.3.2. Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng bán chuyên trách
(1). Xác định được thành phần và vai trò của các bên liên quan đối với khu RĐD; Xác định những điểm mạnh và điểm yếu của lực lượng bán chuyên trách để có kế hoạch bồi dưỡng.
(2). Nâng cao kiến thức và kỹ năng bảo tồn ĐDSH, kiến thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội cho cán bộ và người dân địa phương thông qua hoạt động tập huấn, truyền thông, phổ cập, tổ chức cộng đồng…
(3). Xác lập chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp hoạt động, cơ chế trao đổi thông tin giữa các bên liên quan; Định kỳ có những hoạt động phối hợp hoặc giao lưu giữa các lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách để tăng cường hiểu biết và khả năng hợp tác giữa các bên.
2.3.3. Tăng cường khả năng liên kết, hợp tác cho đội ngũ các ngành và địa phương
(1). Thường xuyên tổ chức các hoạt động liên ngành và đa thành phần, như: Hội thảo, hội nghị, lễ phát động và các chuyến khảo sát thực địa tại các khu RĐD.
(2). Bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước bằng các khóa huấn luyện thích hợp.
(3). Tổ chức các đợt tham quan và hội thảo chuyên đề trong và ngoài nước cho lãnh đạo địa phương, các ngành liên quan, các khu bảo tồn và kiểm lâm.
(4). Xây dựng quy chế trao đổi cán bộ, chuyên gia tư vấn (ngắn và dài hạn) giữa các ngành, các địa phương, các tổ chức trong nước và quốc tế.
2.3.4. Tăng cường khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ ở các khu RĐD.
Bồi dưỡng kỹ năng thông qua các hoạt động tiếp cận nghiên cứu và triển khai ứng dụng là con đường ngắn nhất hiện nay để có một đội ngũ cán bộ có năng lực hành động và phối hợp hành động tốt. Điều này cũng giúp cho các cơ sở đào tạo, NCKH và các nhà khoa học giảm được sự cách biệt cả hai đầu: một bên là những tiến bộ KHCN của nhân loại và một bên là những thực tiễn mang tính đặc thù của địa phương. Các hoạt động chính có thể thực hiện là:
(1). Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức nghiên cứu, điều tra đánh giá ĐDSH theo hướng quản lý bền vững tại các khu RĐD.
(2). Tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin (GIS, quản lý cơ sở dữ liệu, Internet, các phần mềm chuyên dụng…) và công nghệ sinh học (nhân giống, bảo tồn loài, nguồn gen động – thực vật) cho cán bộ quản lý, các kỹ thuật viên.
(3). Nâng cao kỹ năng xây dựng và thực hiện các dự án phục hồi trong khu RĐD và dự án phát triển trong vùng đệm để sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả.
(4). Tổ chức quy hoạch các khu vực trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng trong rừng đặc dụng và xác định loài cây bản địa thíc hợp cho từng vùng bằng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân địa phương.
(5). Hỗ trợ các nghiên cứu về quản lý vùng đệm và bảo tồn TNTN có sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ theo hướng kết hợp giữa bảo tồn tài nguyên với tiếp cận những nhu cầu sống tối thiểu (sinh kế).
(6). Dự báo nhu cầu, nguồn nhân lực và lập kế hoạch phát triển DLST phù hợp với từng thời kỳ và từng khu RĐD.
(7). Tổ chức các khóa đào tạo, các hội nghị, diễn đàn, hội thảo khoa học về DLST cho các nhà quản lý, cán bộ thừa hành pháp luật, hướng dẫn viên du lịch, các nhà quản lý khách sạn, các nhà bảo tồn và đại diện cộng đồng địa phương.
(8). Khuyến khích các dự án nghiên cứu phân tích đánh giá tác động kinh tế xã hội và môi trường của các hoạt động/dự án có liên quan đến khu RĐD nhằm tư vấn cho việc quản lý và điều hành.
2.3.5. Tạo cơ hội và môi trường hoạt động thích hợp để phát huy tốt nguồn nhân lực được đào tạo.
(1). Đầu tư trang bị phương tiện phương tiện thiết yếu cho cán bộ nghiệp vụ tại các khu bảo vệ gắn với giao việc cụ thể để khai thác sử dụng có hiệu quả.
(2). Bổ sung thiết bị, nâng cấp các cơ sở, trung tâm nghiên cứu về bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng và tiếp nhận cán bộ các khu bảo vệ tới làm việc và NC.
(3). Tạo cơ hội cho cán bộ chuyên trách của các khu bảo vệ tiếp xúc và cùng làm việc với các chuyên gia trong và ngoài nước.