1. Những đặc điểm cơ bản của RPH chắn gió chắn, chắn cát
1.1. Về vị trí phân bố: RPH chắn gió, chắn cát được thiết lập tại những nơi nhạy cảmnhư: có vấn đề về gió/ bão gây hại; cát đang di động mạnh có tính đe dọa cao. Như vậy như: có vấn đề về gió/ bão gây hại; cát đang di động mạnh có tính đe dọa cao. Như vậy trừ một số trường hợp chắn cát di động, loai hình rừng này thường phân bố ở các vùng đất thấp, địa hình tương đối bằng phẳng, gần dân cư, cơ sở hạ tấng phát triển.
1.2. Về quy mô và cấu trúc: Thường có quy mô nhỏ, phân tán (phân bố dưới dạng cácđám, dải, hàng cây, cụm cây). Thành phần loài cây thường đơn giản, là những cây chịu đám, dải, hàng cây, cụm cây). Thành phần loài cây thường đơn giản, là những cây chịu được gió bão, chịu vùi lấp, hạn hán, ngập úng và tổn thương cơ giới do thường xuyên bị tác động xấu (gia súc, con người…), tán lá thường xanh hoặc không rụng lá vào mùa có gió hại. Các loài cây chủ yếu là Phi lao (Casuarina equisetifolia), Xà cừ (Khaya seneganensis), Tre gai (Bambusa spinosa), Cọ (Livistonia cochinchinensis )...
1.3. Về các tác nhân gây hại: Điểm khác biệt lớn nhất là RPH CGCC ít bị đe dọa bởicháy rừng; Tác nhân SBHR cũng thường ít nghiêm trọng hơn. Các nhân tố gây hại chủ cháy rừng; Tác nhân SBHR cũng thường ít nghiêm trọng hơn. Các nhân tố gây hại chủ yếu gồm:
(1)- Gia súc phá hoại mạnh do thiếu thức ăn và nơi chăn thả.
(2)- Tác động bởi con người thông qua các hoạt động thường xuyên: + Hoạt động vô ý thức như chém, chặt, bẻ cành...
+ Lấy củi đun, lấy gỗ gia dụng, nông cụ...
+ Lấy vật liệu che tũ, chất độn chuồng, thay thế phân bón.
+ Giải quyết mâu thuẫn về không gian dinh dưỡng với cây nông nghiệp
(3)- Bị loại bỏ hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất (xây dựng các khu dân cư mới, khu dịch vụ du lịch, khu công nghiệp, mở đường giao thông, đường điện, thủy lợi, thủy sản, khai thác VLXD, khai khoáng (titan, than bùn...), làm muối...).
(4)- Thiên tai: bão, lốc lớn, sạt lở đất, trôi trụt cát, hạn hán nặng...