Phương hướng phát triển của Nhà nước về ngành khai thác đá và sản xuất VLXD ở Đồng Nai đến năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 tại công ty TNHH một TV xây dựng và sản xuất VLXD biên hoà (Trang 66 - 70)

- Quy trình về đo lường, phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm

3.1.1Phương hướng phát triển của Nhà nước về ngành khai thác đá và sản xuất VLXD ở Đồng Nai đến năm

VLXD BIÊN HÒA

3.1.1Phương hướng phát triển của Nhà nước về ngành khai thác đá và sản xuất VLXD ở Đồng Nai đến năm

Đồng Nai thuộc vùng Đơng Nam Bộ, là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các vùng kinh tế khác trong nước và là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong số các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi với các loại hình khống sản, trong đó chủ yếu là đá xây dựng, sét gạch ngói, cát xây dựng. Sản phẩm khai thác tài ngun khống sản tỉnh Đồng Nai khơng những đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn cho các tỉnh lân cận.

Việc khai thác và sản xuất VLXD ở Đồng Nai đạt được hiệu quả cao nhất nhờ có sự định hướng của Nhà nước. Cụ thể năm 1998 tỉnh Đồng Nai đã quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khống sản, trong q trình thực hiện được điều chỉnh hai lần vào năm 2006 và 2009, đến nay đã đáp ứng kịp thời nguồn nguyên vật liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và khu vực. Bên cạnh đó, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 4/6/2008, từ đó tỉnh Đồng Nai cũng đã xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2011 – 2020 để làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng các quy hoạch cho ngành khác.

Theo định hướng phát triển ngành cơng nghiệp khai thác khống sản Đồng Nai nêu rõ phương hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, cụ thể đối với đá xây dựng đến năm 2020 là tiếp tục thăm dò nâng cấp trữ lượng, thăm dò sâu, các khu mỏ hiện hữu để nâng công suất khai thác- chế biến tại các mỏ này với tỷ lệ gia tăng bình quân 20% năm, bổ sung các cụm khai thác mới Bình Lợi-

Thạnh Phú, Đồi Chùa-Thiện Tân, Phước Tân, Tam Phước; khu vực Soklu và một số điểm khác [7, tr.55-tr56].

Ngành cơng nghiệp khai thác tài ngun khống sản và VLXD dựa trên tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên trong vùng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và được UBND tỉnh Đồng Nai quan tâm phát triển.

Quy hoạch thăm dò mỏ đá từ nay đến năm 2020 của tỉnh Đồng Nai: Giai đoạn 1(2011-2015): gồm 15 khu vực, trên diện tích 624,46ha, tài nguyên dự báo 138,52 triệu m3; Giai đoạn 2(2016-2020): gồm 10 khu vực, trên diện tích 431,79ha, tài nguyên dự báo 68,18 triệu m3 [7, tr79].

Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012 bối cảnh kinh tế trong nước và Thế giới gặp nhiều khó khăn, cùng với việc thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nhiều cơng trình xây dựng phải dừng hoặc đình hỗn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng [13].

Hiện nay Nhà nước đang thực hiện phương thức giảm lãi suất ngân hàng để đẩy mạnh đầu tư. Ngành VLXD phải sẵn sàng đón trước xu hướng phát triển vì sau thời kỳ khó khăn thì sẽ đến thời kỳ phát triển kinh tế đi lên. Khi đó, phải chuẩn bị mọi điều kiện để đón thời cơ. Khi thị trường xây dựng và VLXD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các khu kinh tế trọng điểm phía Nam gia tăng tốc độ xây dựng, mạng lưới giao thông đường bộ được nâng cấp mở rộng; nhiều dự án đường quốc lộ, đường cao tốc, cầu vượt; tàu điện ngầm được triển khai thi công; các khu công nghiệp, khu dân cư và khu đô thị mới tiếp tục được đầu tư phát triển nhanh. Đây là thời cơ thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc ngành khai thác đá có điều kiện phát triển và gia tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Sự phát triển của ngành VLXD (trong đó có đá xây dựng) phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Đá xây dựng có bán được nhiều hay khơng là phụ thuộc hồn tồn vào việc có triển khai được nhiều các cơng trình xây dựng hay không. Mặt khác khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, trong khi khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long lại khơng có mỏ đá, do đó nhu cầu về sản phẩm đá xây dựng tại các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long là rất lớn.

Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản và VLXD là một trong những ngành công nghiệp chủ lực và được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh quan tâm phát triển.

3.1.2. Phương hướng phát triển của BBCC đến năm 2020

Đối với nhà quản lý chất lượng, thành công hay thất bại của việc quản lý phần lớn dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất ra có đạt chất lượng và thỏa mãn nhu cầu của thị trường hay không chứ không phải ở việc phát hiện ra nguyên nhân gây ra lỗi. Để đạt được thành công trên thương trường, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành khai thác VLXD miền Nam Việt Nam thì cần có định hướng rõ ràng.

Tăng trưởng thấp, lạm phát cao kéo theo các nhân tố thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của B.B.C.C như giá nhiên liệu, điện, sắt thép, vật tư, phụ tùng... ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mục tiêu chung của Chính phủ đối với nền kinh tế từ nay đến cuối năm 2012 vẫn là tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ hơn nữa nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Do mục tiêu này mà tốc độ phát triển của ngành xây dựng sẽ cịn chậm lại thêm một thời gian, có thể coi đây là giai đoạn khó khăn trong kinh doanh của B.B.C.C. Tuy nhiên, dự báo sau năm 2012 trở đi tốc độ phát triển của ngành xây dựng sẽ dần cải thiện và tăng tốc để sớm trở lại như trước đây.

Khi nền kinh tế bắt đầu tăng tốc trở lại, các giải pháp kềm chế lạm phát trong đó có thắt chặt đầu tư cơng sẽ “nới lỏng” hơn, ngành xây dựng có cơ hội phát triển trở lại. Đây là yếu tố khá thuận lợi cho B.B.C.C, khi các cơng trình bắt đầu triển khai hay tái triển khai sẽ tiêu thụ đá xây dựng nhiều hơn. Từ đó, BBCC đã đưa ra phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2020 như sau:

Theo Nghị quyết số 196/2010/NQ-HĐND ngày 9/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 đến năm 2020 thì vùng nguyên liệu đá xây dựng tại huyện Vĩnh Cửu được quy hoạch thăm dò khai thác chủ yếu tập trung ở khu vực xã Thiện Tân, Thạnh Phú để thay thế vùng nguyên liệu tại các mỏ khu vực nội ơ TP Biên Hịa đã đóng cửa. Từ đó, B.B.C.C đã lập các dự án mở rộng quy mô sản xuất đá xây dựng bằng việc mở rộng và nâng công suất các mỏ

đá đang khai thác để đảm bảo khả năng cung cấp đá, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và ngồi tỉnh với sản phẩm có chất lượng và ổn định.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ khai thác, sản xuất, tiêu thụ và hoàn tất các thủ tục xin giấy phép mở rộng các mỏ đá đang khai thác, tập trung đầu tư và phát triển theo chiều sâu nhằm ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả, qua đó giúp cơng ty mở rộng quy mô và hoạt động hiệu quả hơn (tham khảo bảng 3.1 Kế hoạch thực hiện việc mở rộng và nâng công suất một số mỏ hiện tại)

Bảng 3.1 Kế hoạch thực hiện việc mở rộng và nâng công suất một số mỏ hiện tại

Mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị phần, có chiến lược phát triển thị trường khách hàng, chiến lược sản phẩm và chiến lược đầu tư đúng. Nghiên cứu, phát triển các loại sản phẩm thay thế, đầu tư sản xuất giữ vững ổn định để tăng trưởng sản xuất kinh doanh hàng năm từ 5-10%. Sản lượng tiêu thụ tăng từ 5-10%/năm.

Tên mỏ đá

Công suất hiện tại mỗi

năm

Công suất

nâng cấp Kế hoạch thực hiện

Thiện Tân 2.5 triệu m3 đá nguyên khối 4 triệu m3 đá nguyên khối

- Lập thủ tục xin UBND tỉnh Đồng Nai cho phép thăm dò nâng độ sâu khai thác mỏ Thiện Tân diện tích 65 ha đến -80m. Tân Cang 2.5 triệu m3 đá nguyên khối 2.5 triệu m3 đá nguyên khối

- Lập thủ tục xin UBND tỉnh Đồng Nai cho phép thăm dò nâng độ sâu mỏ Tân Cang diện tích 110 ha đến -80m. Đồi Chùa 1 2 triệu m3 đá nguyên khối 2 triệu m3 đá nguyên khối

- Lập thủ tục xin UBND tỉnh Đồng Nai cho phép thăm dò nâng độ sâu mỏ Đồi Chùa 1 diện tích 26 ha đến -80m. Đồi Chùa 2 750 ngàn m3 đá nguyên khối 750 ngàn m3 đá nguyên khối

- Lập thủ tục xin UBND tỉnh Đồng Nai cho phép thăm dò nâng độ sâu mỏ Đồi Chùa 2 diện tích 63,6 ha đến -80m.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 tại công ty TNHH một TV xây dựng và sản xuất VLXD biên hoà (Trang 66 - 70)