MỸ THUẬT VIỆT NAM SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 77 - 79)

Từ năm 1975, mỹ thuật Việt Nam hội tụ thành một dòng chảy lớn, mà thành tựu được ghi nhận bằng vô số những cuộc triển lãm cá nhân, nhóm, giới tính, lứa tuổi, địa phương, chuyên đề

... và nhất là Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc mở đều đặn 5 năm một lần.

Như đánh giá của Đại hội lần thứ hai Hội Mỹ thuật Việt Nam (1983) : "Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1976 chào mừng Đại hội toàn quốc lần thứ 4 của Đảng, là triển lãm đầu tiên thực hiện Bắc – nam một nước, văn nghệ một nhà. Ở đây đã hé mở những dấu hiệu chuyển mình của một nền nghệ thuật gắn bó với chiến tranh đang bước sang phản ánh cuộc sống hòa bình xây dựng, qua những tác phẩm có sự tìm tòi về ngôn ngữ mới của nghệ thuật như tranh "Tan ca, mời chị em ra họp để thi chọn thợ giỏi" của Nguyễn Đỗ Cung, "Mỏ Đèo Nai” của Nguyễn Tiến Chung, “Hàm Rồng” của Huy Oánh, “Ngày vui có Bác” của Xu Man, "Bộ đội về bản Mèo" của Trần Lưu Hậu, “Điện về bản” của Hà Cắm Dì, "Xuân rừng đước Cà Mau” của Thái Hà v.v... hoặc như tượng “Bác Hồ" của Lê Công Thành, "Anh bộ đội của chúng em” cu a Hứa Tử Hoài, “Tuổi 20” của Vương Học Báo, "Mùa xuân" của Nguyễn Hải , "Ra trận" của Ninh Thị Đền, “Trên tuyến mới” của Nguyễn Trung v.v... Ở triển lãm này còn có không ít tác phẩm của những anh chị em sáng tác mỹ thuật ở vùng tạm chiếm miền Nam trước đây, lần đầu tiên tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, đã được nhiều người chú ý.

Nếu triển lãm trên được tổ chức trong niềm hân hoan phấn khởi tột cùng của toàn dân toàn giới vừa qua chiến công hào hùng nhất trong lịch sử của dân tộc và mở ra định hướng mới cho sự phát triển của cả nước, thì, “sau 5 năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 thực sự là một cuộc hội tụ lớn của nghệ thuật tạo hình cả nước, là một bước tiến nhảy vọt, bộc lộ tiềm năng sáng tạo mới hứa hẹn bước phát triển mạnh trong những năm tới - nhất là về mặt ngôn ngữ nghệ thuật. Trong vườn hoa nhiều hương sắc của Triển lãm năm 1980, đã có không ít đóa hoa thu hút mọi người như tượng "Bác Hồ bên suối Lênin" của Diệp Minh Châu, "Đảo tiền tiêu” của Tạ Quang Bạo, tranh "Giặc My” của Đặng Thị Khuê, "Mẹ chiến sĩ” của Hoàng Trầm, "Trước ngày 30 - 4 - 1975" của Nguyễn Thanh Châu, " Xây trụ cầu Thăng Long” của Lò An Quang, "Niềm tin" của Dương Viên, "Đảo Phú Quốc" của Đỗ Sơn, "Lòng đất" của Phạm Việt v.v… đều có nét mới trong sáng tạo nghệ thuật" như nhận định của Đại hội lần thứ 2 Hội Mỹ thuật Việt Nam nărn 1983.

Với sự hòa nhập thực sự của nghệ sĩ hai miền Nam - Bắc, với sự có mặt của các họa sĩ lão thành Trần Văn Cần, Nguyễn Văn Ty, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng ... với sự khẳng định mình của các họ a sĩ thế hệ đàn anh Văn Đa, Dương Viên, Nguyễn Thụ, Giáng Hương, Hoàng Trầm, Trần Lưu Hậu... với sự trưởng thành muốn được thử thách tự chịu trách nhiệm xã hội để dần khẳng định của lớp họa trẻ Đỗ Thị Ninh, Đặng Thị Khuê, Kim Thái, Mai Khanh, Lê Anh Vân . . . và các nhà điêu khắc trẻ Tạ Quang Bạo, Trần Tuy, Hứa Từ Hoài , Lê Đình Quỳ ... mỹ thuật Việt Nam phát triển đa dạng hắn lên, có sự tìm tòi là dấu hiệu có sự đổi mới nghệ thuật báo hiệu trước cho sự đổi mới của xã hội.

Từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6 - ( 1986) khẳng định sự đổi mới chiến lược cách mạng, mở cửa đất nước, làm bạn với các nước, chuyển dần sang kinh tế thị trường, mọi ngành mọi người phải “tự cởi trói" thì mỹ thuật cũng cuốn vào dòng chảy ấy với sự nỗ lực của cả giới, của từng người. Đại hội lần thứ 3 của Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (1989, tức Hội Mỹ thuật đổi tên) khẳng định : "Đã có một thời kỳ rất sôi nổi nhờ sự tham gia tự nguyện sáng tác của hội viên", "để chủ động tạo” ra một không khí sôi nổi trong cả nước và xác định mạnh mẽ vai trò văn hóa xã hội của nghệ thuật tạo hình... có thể coi đây là giai đoạn tổng kiểm kê các tiềm năng mỹ thuật". Năm năm ( 1984 - 1989) với 118 triển lãm của 3778 lượt tác giả trưng bày 8.879 tác phẩm là cả một sự “bung ra" mà chính Ban chấp hành Hội cũng thấy khó thống nhất kể tên những tác phẩm hay tác giả tiêu biểu, mà chỉ có sự nhìn nhận khái quát : sự phát triển mạnh mẽ của các đề tài “đời thường", các thể loại tranh hoành tráng, tượng đài, đi- dai, khỏa thân, tĩnh vật, phong cảnh ... bên cạnh những tác phẩm đi vào các chủ đề lớn cũng là điều đáng kể và đặt nghệ thuật tạo hình trước nhiều yêu cầu mới về chất lượng và số lượng. Trong sự sôi nổi của các hoạt động mỹ thuật, nổi lên là nhu cầu tự do sáng tác và triển lãm tác phẩm với sự tự chịu trách nhiệm của nghệ sĩ. Tiêu biểu năm 1989 ở Hà Nội có cuộc triển lãm của 16 họa sĩ tập hợp tự nguyện không phân biệt bút pháp và tuổi tác, muốn qua đó để lập một "Trường phái Hà

Nội”, còn ở thành phố Hồ Chí Minh, 10 họa sĩ khác lập phòng tranh "Tác phẩm mới" để thường xuyên ra mắt công chúng.

Bước sang thập kỷ 90, công cuộc đổi mới đã có kết quả rõ rệt, đất nước khởi sắc hẳn lên, mỹ thuật cũng đạt được những thành tựu rực rỡ. Đại hội lần thứ 4 của Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam ( 1994 - sau đó đổi lại tên cũ là Hội Mỹ thuật) nhìn lại mình thấy sự sáng tác được đảm bảo bằng bầu không khí chính trị - xã hội cởi mở, các họa sĩ và nhà điêu khắc đã tự tin và tự khẳng định mạnh mê, tất cả các ngành đều có hoạt động sôi nổi : "Hội họa có những ưu thế thuận lợi về cách hoạt động và thu hút được nhiều người hoạt động với diện rộng hơn các ngành khác. Điêu khắc cũng mở được nhiều hướng đi vào đời sống, sáng tác nhiều tượng đài, đài tưởng niệm, đã xuất hiện một số công trình có quy mô lớn, bằng chất liệu bền vững. Trang trí và mỹ thuật ứng dụng đã bám sát vào thực tế đời sống và kinh tế như thiết kế nội ngoại thất cho các công trình, tìm tòi và thể nghiệm trong các mẫu mã hàng hóa, đã đẩy chất lượng mỹ thuật lên nhiều so với trước. Một cố gắng lớn của đồ họa là có nhiều biểu trưng đẹp, trình bày minh họa sách báo, có nhiều tiến bộ, nhãn hàng hóa, biển của các cửa hàng đẹp đã góp phần cải thiện bộ mặt thẩm mỹ môi trường.

Thành tựu nổi rõ là ở các triển lãm mỹ thuật, những năm của thập niên 90 được gia tăng mạnh mẽ, đã trở thành sinh hoạt cập nhật của xã hội, ở các thành phố lớn - nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cứ mỗi tháng có hàng chục cuộc triển lãm, thậm chí trong một ngày có nhiều cuộc triển lãm cùng khai mạc : "Những phòng tranh đa dạng về hình thức, phong phú về đề tài, về chất liệu, về kỹ thuật và cách biểu hiện đã góp những sắc thái mới và đa dạng vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân".

Bên cạnh đấy là nhưng cuộc triển lãm của một nhóm hoặc một cá nhân được tổ chức ở nước ngoài, riêng hoặc chung với sinh hoạt mỹ thuật của nước chủ nhà : Bùi Xuân Phái, Nguyễn Trung, Bửu Chi, Hoàng Đăng Nhuận ở Pháp năm 1988, 1989 ; Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Quân, Việt Hải, Đặng Xuân Hòa, Lê Công Thành ở Hồng Kông và Singapore năm 1991 ; Đinh Cường ở Pháp, Mỹ và Canađa năm 1990, 1991 ; Tạ Quang Bạo, Phạm Viết Hồng Lam ở Singapore năm 1992, Đặng Thị Khuê, Vũ Dân Tân và Mai Anh Dũng ở Uc v.v. . .

Một khi các nghệ sĩ không còn câu nệ về đề tài và phương pháp sáng tác thì bên cạnh những xu hướng đã quen thuộc với công chúng Việt Nam , một sồ họa sĩ và nhà điêu khắc đã tung dần vào xã hội như một sự thăm dò các tác phẩm mang theo xu hướng trừu tượng, lập thể đã có lâu ở phương Tây nhưng còn rất mới lạ với công chúng Việt Nam . Điều này còn chờ thời gian thử thách. Nhưng khi kinh tế thị trường chi phối thì không tránh khỏi một số họa sĩ đã chạy theo xu hướng thương mại văn hóa làm tầm thường "tác phẩm” của mình mà dư luận đã cảnh tỉnh và trách nhiệm nghệ sĩ sẽ ngăn chặn. Nhìn chung, điều vui mừng là Đại hội lần thứ 4 Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam (1994) đã khẳng định là : “Nghệ thuật tạo hình đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đất nước trong thời kỳ phát triển" .

Tiến trình mỹ thuật Việt Nam , nếu kể từ Văn hóa Hòa Bình đã có vạn năm phát triển. Trên lịch trình ấy, có lúc chậm, lúc nhanh, thậm chí có giai đoạn mà tư liệu hiện nay còn thiếu vắng nhưng sự phát triển là rõ ràng, với đỉnh cao là trống đồng trong văn hóa Đông Sơn, là chùa tháp trong thời quân chủ phật giáo, là. dình làng trong thời quân chủ Nho giáo . Và từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có sự chuyển hướng hòa nhập với nhiều giá trị tạo hình của nhân loại nhưng mang diện mạo riêng. Mỹ thuật Việt Nam đã làm đẹp cho xã hội , là biểu hiện cho trình độ văn hóa – văn minh Việt Nam , là vũ khí đấu tranh cho tiến bộ xã hội, và ngày nay đang gắn chặt với sự nghiệp phát triển của đất nước theo hướng giàu sang.

Chương XIII

TRANH DÂN GIAN VIỆT NAMI. DẪN LUẬN I. DẪN LUẬN

Vài mươi năm gần đây chúng ta quen dùng thuật ngữ Folklore nguyên gốc ở phương Tây đã được quốc tế hóa; để chỉ những sáng tác văn hóa được xem là trí tuệ (lore) của dân gian (folk) , thì những tranh Tết và tranh thờ mà một thời xưa nhân dân ta quen gọi chung là tranh gà, tranh lợn hay gọi cụ thể theo tên từng tờ tranh, thì nay được gọi là “Tranh dân gian V iệt Nam".

Tranh dân gian Việt Nam từ rất xa xưa đã tồn tại thực sự trong đời sống của nhân dân trong nhiều năm chúng ta quen đo nó bằng hai chuẩn là : sáng tác của quần chúng nhân dân và sáng tác tập thể , để rồi từ đó phải có đặc trưng là mang tính dị bản. Điều đó không sai, nhất là ở lĩnh vực văn học nhưng trong nghệ thuật tạo hình lại tập trung ở một số trung tâm và gắn với những người :”ó hoa tay", và tờ tranh được phần nào "định hình” ở ván khắc, thì những chuẩn định tính và định lượng trên cũng cần được mở rộng hơn. Ở Việt Nam cũng như ở một số nước, chúng ta có thể tìm biết tác giả của một số tờ tranh dân gian, chúng được người bình dân và cả tầng lớp trên ưa chuộng, là vốn nghệ thuật cổ truyền và cũng là nghệ thuật đương đại.

Trước cách mạng tháng Tám 1945, việc chơi tranh trong ngày Tết và dùng tranh vào việc thờ cúng đã trở thành một phong tục rất mực được tôn trọng. Ngày Tết Nguyên đán, mọi người dù khó khăn mấy cũng mua vài tờ tranh về, trước là để trang hoàng nhà cửa, sau và quan trọng hơn là để trừ tà, tôn kính tổ tiên, cầu mong những điều tốt đẹp, để giới thiệu cho nhau về những giá trị văn học và lịch sử dân tộc.

Bên cạnh tranh Tết ở mỗi gia đình, theo tín ngưỡng bản địa còn có tranh thờ ở các điện, các phủ và nhà dân khi có vận hạn. Những tờ tranh ấy đã làm bừng sáng những căn nhà tối, thấp, đã mang theo tiếng cười vui đến với mọi nhà, và nhất là giúp mọi người như cảm giao được với thần linh, yên tâm có cuộc sống bình an và thịnh vượng.

Trong những năm nhân dân ta làm cách mạng dân tộc và dân chủ, một phần do hoàn cảnh chiến tranh khó khăn, một phần do quan niệm không đầy đủ về vốn cổ, xem nó như là tàn tích của chế độ cũ và gắn với mê tín dị đoan, đã hạn chế việc bảo quản ván và in ấn tranh. Tiếp đó với xây dựng trong hòa bình, nhà dân dần được "ngói hóa" và "bê tông hóa", không gian nội thất ấy gần như không phù hợp với phần lớn những tờ tranh cổ truyền, lại do tranh nước ngoài (tranh Thượng Hải, tranh Thái Lan) thay nhau tràn ngập thị trường và tranh Tết mới in ấn công nghiệp được các nhà xuất bản tung vào xã hội, tranh Tết cổ truyền hầu như mất chỗ đứng trong dân, mà chỉ được mọi người chiêm ngắm ở trong bảo tàng, ở sưu tập của một số cá nhân, nhưng lại là mặt hàng văn hóa xuất khẩu giá trị. Thời bao cấp, việc xuất khẩu tranh Tết do một cơ quan nhà nước độc quyền, còn việc sản xuất nằm trong tay Hợp tác xã nông nghiệp, nghệ nhân làm tranh ăn công điểm. Ván in tranh không còn là của gia bảo, bị hư hỏng và khi giao thời sang kinh tế thị trường một lần nữa bị mất mát. Ngày nay chỉ có vài người có ván in và theo nghề, đối tượng chính vẫn là khách dư lịch. Trong khi đó tranh thờ một thời gian phải nấu mình, được in vẽ nhỏ giọt nhưng ở các tỉnh phía Nam vẫn được bán rộng rãi ở các chợ.

Rõ ràng tranh dân gian đã từng là nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, là một giá trị văn hóa của dân tộc, như thế cần dược tôn trọng và bảo vệ. Tuy thế, ngoài một số tranh thờ cổ, hầu hết tranh dân gian mới được in vẽ và đang còn được in vẽ, nó mang giá trị nghệ thuật hơn là giá trị cổ vật. Và như thế nếu ván in tranh cần được giữ gìn ở trong nước để không làm thất thoát gia bảo, không làm mai một nghề làm tranh, không làm mất bí quyết nghề nghiệp ...., thì tranh dân gian nên coi là thứ hàng hóa, là một thứ văn hóa phục vụ kinh tế, có nghĩa được xem là thứ mặt hàng xuất khẩu cần khuyến khích, và đưa vào thẩm mỹ hôm nay.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w