II. NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO 1 Sự phục hưng Phật giáo
b) Những đỉnh cao ở trong và sau chiến tranh Trịnh Nguyễn
Thế rồi từ 1627 đến 1672, đất nước rơi vào cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn ác liệt, bên cạnh rất nhiều sức người sức của bị cuốn hút vào chiến tranh thì cũng có nhiều tiền của được tầng lớp quý tộc thống trị đầu tư vào việc dựng chùa xây tháp mong có thêm chỗ dựa Thần quyền để cầu
cho vương.nghiệp dược lâu dài. Với kinh phí của nhà nước và một số cá nhân quý tộc, nhiều khi có thêm nguồn công đức của khách thập phương, tổng số khá lớn cho phép xây lại chùa với quy mô lớn thuộc loại "chùa trăm gian" hay "chùa trăm cửa". Do đợt sóng các thiền phái Lâm Tể và Tào Động truyền sang ta, ở đây cũng có sự giao tiếp văn hóa Phật giáo vả do đó đã tiếp nhận ảnh hưởng kiến trúc Trung Quốc vào chùa Việt Nam. Lại do trình độ phát triển văn hóa - kỹ thuật, thời Lê trung hưng xuất hiện một số nghệ sĩ có tội trên các lĩnh vực kiến trúc và điêu khắc. Tình hình trên đã đưa đền một phong trào dựng chùa khá rầm rộ nhất là ở khoảng giữa thế kỷ XVII, trong đó nhiều chùa vẫn còn lại khá đầy đủ đến nay, một số hư hỏng nhưng bia đương thời còn xác nhận. Nổi lên trong số đó là các chùa Keo (Thái Bình), chùa Mía (Hà Tây), chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Thầy (Hà Tây), chùa Keo (Nam Định), chùa Phẩm (Hải Dương)...
+ Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật điển hình, quy mô lớn. Các
thời sau có tu sửa song cơ bản cho đến nay vẫn giữ được kiểu thức dựng ở đầu thập niên 30 của thế kỷ XVII được đề cập trong tấm bia Thần Quang tự bi/Hưng công tín thí dựng năm 1632 : vợ chồng Tuấn Thọ hầu Hoàng Nhân Dung cùng với bà Trần Thị Ngọc Duyên là vợ của Thuý Quận công Thượng tướng quân Lê Hồng Quốc người Thanh Hoá đã đứng ra hưng công xây dựng lại chùa từ tháng 8 năm Canh Ngọ ( 1630) đến tháng 11 năm Nhâm thân (1632), sau 29 tháng đã dựng điện thờ Phật, xây đài đốt hương, đôi bên tả hữu từ trước đến sau hành lang thẳng tắp, gác chuông, nhà oản, cộng thêm tam quan nội ngoại và nhà am nhà bia, tất cả hai mươi mốt dãy, gồm 154 gian, tường vách bao quanh bổn phía... nguy nga lộng lẫy. Về sau năm 1671 dân địa phương góp nhau tu bổ "to đẹp hơn xưa", nhưng cũng như các lần sửa ở thời Nguyễn chỉ hỏng đâu chữa đấy, vẫn giữ được kiểu thức cũ. Ngày nay dù đất ruộng và vườn ở vòng ngoài đã bị lấn chiếm, vẫn còn chiếm khoảng đất rộng 130m chạy sâu vào 240m, hai bên có hàng cây gạo cổ thụ. Trong khuôn viên ấy phía trước là bãi xúm xuê bóng đa vốn xưa họp chợ chùa, có tam quan ngoại, sau đó đến các hồ dài chắn phía trước và hai bên ngăn cách chùa với xã hội đời thường ồn ã, cũng để các cây mít, sung soi bóng và điều hòa ôn độ cho chùa.
Bên trong là các công trình kiến trúc nối tiếp nhau trên đường trục: Tam quan nội - khu Tam bảo thờ phật - nhà Giá roi và khu Điện thờ Thánh, - cuối cùng là Gác chuông, hai bên và phía sau có các dãy hành lang dài. Những công trình này tạo thành nhịp điệu, khi dồn dập, khi thư thái và cuối cùng vút lên bởi Gác chuông 4 tầng cao 12m. Bố cục này cân xứng mà luôn đổi mới, vừa nghiêm trang vừa phóng túng.
Tấm bia dựng năm 1632 vừa là trang sử chính của chùa vừa là một tác phầm nghệ thuật với lối trang trí độc đáo để rồng từ sườn chui luồn lên mặt bia và chậu hoa rực rỡ. Bia cao 188cm rộng 145cm dựng trên đài sen chữ nhật. Tấm bia này về kích thước, khối hình và trang trí sau đấy 2 năm được lặp lại ở chùa Đông Dương (Hải Dương) cho phép chúng ta nghĩ chùa Đông Dương xa xưa cũng rất lớn.
+ Chùa Mía tên chữ là Sùng Nghiêm tự ở Đường Lâm (Hà Tây) là mảnh đất "địa linh nhân
kiệt" đã sinh ra hai vua (Phùng Hưng, Ngô Quyền) và nhiều danh nhân văn hóa cả xưa và nay. Trong chùa có tấm bia Sùng Nghiêm tự bi dựng năm 1634 chò biết năm 1632 vợ chồng Uy Lễ hầu Nguyễn Quảng cùng các con, trong đó có con gái là Vương phủ cung tần Nguyễn Thị Ngọc Dao (vợ chúa Trịnh Tráng) đã cho dỡ bỏ chùa cũ, dựng chùa mới khang trang gồm các toà Thượng điện, Thiêu hương, Tiền đường, Hậu đường và hành lang hai bên, cả thảy 27 gian. Về sau, giữa thế kỷ XVIII xây thêm tòa Tiền đường ngoài và giữa thể kỷ XIX xây Tam quan... nhưng cho đến nay vẫn bảo lưu được kiều thức ban đầu thấp thoáng dưới bóng đa cổ thụ. Truyền thuyết nhấn mạnh vai trò của bà Dao, gọi trệch là Dong hay Dêu, tôn làm Mẫu: có tượng thờ trong khám rất tôn nghiêm.
Chùa Mía còn nổi bật ở điêu khắc với gần 300 pho tượng thờ lớn nhỏ, được bày đông đặc trong không gian nội thất các toà nhà tạo ra một thế giới tôn giáo huyền diệu.
+ Chùa Bút Tháp tên chư là Ninh Phúc tự (Bắc Ninh) vốn có từ thời Trần, nhưng đến gần
thế kỷ XVII dường như đã bị huỷ hoại. Khoảng cuối thập niên 30 sang đầu thập niên 40 của thế kỷ XVII, hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Lê Thị Ngọc Duyên trong khi thụ pháp các thiền sư Chuyết Chuyết và Minh Hành ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) đã xin với chúa Trịnh Tráng cho dựng lại chùa Ninh Phúc, và chính Minh Hành được sư phụ Chuyết Thuyết phân công chỉ đạo xây dựng. Một số bức hoành phi gắn với mốc khánh thành chùa đều được làm năm 1642, năm sau Chuyết Chuyết sang đây trụ trì làm Tổ thứ nhất, năm sau nữa - 1644
viên tịch, Minh Hành trở thành Tổ thứ 2. Chùa có một số bia dựng vào năm 1646, 1647 ghi lại Lệnh chỉ của chúa Trịnh cho dân địa phương được sử dụng các hạng thuế để phụng sự chùa, ca ngợi bà Trịnh Thị Ngọc Trúc và xác định số ruộng chùa rất nhiều. Năm 1647 dựng tháp Báo Nghiêm là mộ tháp thiền sư Chuyết Chuyết và năm 1659 dựng tháp Tôn Đức là mộ tháp thiền sư Minh Hành.
Chùa Bút Tháp ở các thế kỷ sau đều có sửa chữa, song cho đến nay kiểu thức cơ bản vẫn thuộc lần dựng năm 1642 và bổ sung hoàn chỉnh những năm sau đấy. Chùa ở sườn nam đê sông Đuống, chiếm một khu đất rộng. Trục xuyên tâm kiến trúc chỉ tính từ Tam quan đến tháp Tôn Đức dài 150m, khu vực chính có chiều ngang 40m, lại thêm khu nhà Tổ đệ nhất và tháp Báo Nghiêm ở sườn bên trái, tắt cả vượt trên trăm gian. Sau Tam quan đến ngay gác chuông hai tầng là đoá sen kiến trúc khổng lồ, tiếp theo sau khu Tam bảo là toà Tích Thiện am 3 tầng chứa cây tháp quay Cửu phẩm liên hoa, là đỉnh cao cả về kích thước và nghệ thuật. Phần khu phía sau ngoài nhà khách và Hậu đường có nhà Phủ thờ các bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, công chúa Lê Thị Ngọc Duyên và quận chúa Lê Thị Ngọc Cơ hàm ý tôn xưng các bà thành các Mẫu.
Ở chùa Bút Tháp ngoài các chất liệu gạch gỗ như thường gặp, đặc biệt phải kể đến kỹ thuật xây và chạm đá rất thành công ở nền và lan can Thượng điện, ở cầu cong sau Thượng
điện, ở tháp Báo Nghiêm và tháp Tôn Đức với 58 bức chạm hiện còn đều "đẹp như tranh". Kiến trúc chùa Bút Tháp còn thể nghiệm một số ảnh hưởng Trung Quốc cả ở kỹ thuật kiến trúc và một số hình tượng điêu khắc, là sự giao hòa văn hóa nhuần nhuyễn. Chùa Bút Tháp còn nổi trội ở một số tượng tròn nữa.
+ Chùa Tĩnh Lự trên núi Thiên Thai (Bắc Ninh) vồn có từ thời Lý nhưng sau nhiều lấn sửa
chữa đến thế kỷ XVII quy mô nhỏ hẹp. Bia Tĩnh tự thiền tự bi dựng năm 1648 hiện còn ở nền chùa cho biết : Chúa Thanh Vương (Trịnh Tráng) xuất tiền bạc giao cho Gia quận công, ông bỏ thêm tiền nhà, dựng lại chùa tráng lệ và đón chúa về thăm. Bia cho biết những người hưng công, trong đó có cả thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ, hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và Tây Quốc công Trịnh Tạc... có nghĩa những nhân vật chóp bu của triều đình. Ngày nay chùa không còn, nhưng nền chùa ở trên núi nhìn xuống sông một bên, đồng một bên, thật là kỳ quan. Bia được làm theo hình thức nhà bia, hai hồi là những bức chạm lớn,thể hiện điển tích Y Doãn đi cầy và Lã Vọng đi câu nhưng được vua Thang và vua Chu cho người đến ân cần cầu mời. Kỹ thuật chạm ở đây giống với ở chùa Bút Tháp. + Chùa Bảo Tháp ở xã Kim Thao (Bắc Ninh) có bia Bảo Tháp tự bi ký dựng năm 1651 cho biết lúc này bà Thị nội cung tần Lương Thị Ngọc Minh người bản xã, đã xuất gia tài mua vật liệu, thuê thợ sửa các toà Thượng điện, Thiêu hương, Tiền đường, Hậu đường, Hành lang tả hữu, tường gạch bao quanh. Thợ khéo đua tài xây dựng, chạm trổ, chẳng bao lâu thì hoàn thành. Người thập phương đều khen chùa Bảo Tháp khá sánh với chùa Viên Quang ở Giao Thuỷ, chùa Yên Tử ở Đông Triều. Bà còn cúng 4 mẫu vào chùa làm ruộng Tam bảo và 6 mẫu 2 sào để gửi giỗ Cho mẹ.
+ Chùa Thầy tên chú là Thiên Phú tự (Hà Tây) cho tới nay vẫn còn rõ dấu tích các thời Lý -
Trần - Lê sơ - Mạc, song trên toàn cảnh cả về kiến trúc và điêu khắc đều thuộc lần tôn tạo lớn giữa thể kỷ XVII được phản ảnh qua phong cách nghệ thuật và hai bia cùng tên Thiên phúc tự tạo lệ bi dựng năm 1653 và 1656 : sau khi ca ngợi danh lam thắng cảnh và dấu tích Phật Thánh,
sự chăm sóc của các thời trước đã nói rô nay chùa bị hư hỏng, bà cung tần Nguyễn Thị Ngọc Viên đã cúng 200 lạng bạc và 4 mẫu ruộng, chúa Bình An Vương (Trịnh Tùng) cũng cấp tiền cho dân làng tu sửa lại chùa. Bia còn khắc các sắc chỉ năm 1620, 1629...
Chùa Thầy ngày nay có một toàn cảnh rất đẹp mà người xưa đã lợi dụng và cải tạo tự nhiên để tạo thành : dựa núi đá, soi bóng hồ, giành bãi rộng trồng gạo và đa để tụ sinh khí, thấp thoáng dưới tán lá là những mái chùa vây bọc kín trong hình chữ "Quốc". Ở đấy khu Tam bảo thờ Phật quyện lấy điện Thánh, Thần và Phật có sự hoá thân chuyển đổi ngay trong một con người Từ Đạo Hạnh "vi Phật, vi Tiên, vi Quốc vương". Nửa trước các lớp kiến trúc dồn dập, cao dần để rồi nửa sau là sân cảnh u nhã tạo sự hòa đồng người với tự nhiên trước khi vào hậu đường nhiều chất người. Hai bên chùa còn đôi cầu Nhật Tiên kiều - Nguyệt Tiên kiều duyên dáng bắc qua hai cánh hồ.
Trên cả thực địa và nhất là kho bia đá hiện còn thì loạt chùa dựng ở giữa thế kỷ XVII rất nhiều, hầu như đều gắn với giới quý tộc - nhất là các bà hoàng hậu, cung tần, công chúa, quận chúa, thậm chí cả vua Lê, chúa Trịnh hay ít ra cũng là các quý tộc ở hàng ngu công, hầu... Vào
nửa sau thế kỷ XVII phong trào vẫn tiếp tục nhưng có thưa hơn, đến những năm 80 - 90 và thập niên đầu của thế kỷ XVIII, trong phong trào dân làng dựng đình thì chùa cũng chuyển dần về với dân và thường gắn với việc bầu Hậu Phật. Một phần là do qua chiến tranh Trịnh - Nguyễn nhiều thanh niên chết trận dân đến nhiều người già cô đơn, nhiều phụ nữ cô quả, họ lại có tiền đã cúng vào chùa để tìm chỗ nương tựa cho linh hồn mai sau. Chằng hạn chùa Bà Đanh tên chữ là Khánh Ninh tự (Bắc Ninh) có bia Trùng cấu Khánh Ninh tự bi ký dựng năm 1668 cho biết : nay có ông Hậu Phật Ngô Hầu đứng ra quyên góp xa gần, tháng giêng năm Mậu Thân (1668) sửa chữa Điện dường, Tiền đường, Thiêu hương, Vũ các nhờ vậy chùa lại uy nghi, dân khang vật thịnh. Chùa Kim Yên (Hà Nội) có bia Phụng sự Hậu Phật bi ký dựng năm 1699 cho biết bà Vũ Thị Quyền luôn làm điều thiện, đã cúng cho chùa 60 quan tiền để sửa chùa và chuộc ruộng bị cầm cố, dược dân tôn làm Phật sống, phụng thờ mãi mãi.
Những năm sau chiến tranh, đời sống ổn định, nhân dân cũng lo dựng chùa. Chùa Thánh Thọ (Hưng Yên) có bia Thánh Thọ tự bi ký dựng nam 1702 ghi rõ : Đất nước thái bình, vững như bàn thạch, dân khắp nơi yên ổn ấm no, từ bỏ ác tà, nảy sinh thiện tâm. Dân tổng Bình Dân đóng góp tiền của tu sửa Tam quan, mua đá xây thềm, mua gạch xây tường, khiến cho cảnh chùa Thánh Thọ thêm tráng lệ, tỏ sự giàu đẹp của quê hương.
Những tấm lòng của người dân là rất quý, song kinh phí vẫn hạn hẹp, do đó những xây dựng ở cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII chỉ là bổ sung cho di tích cũ, những tu sửa không đưa quy mô kiến trúc lên to lớn thuộc hàng “trăm gian" như ở giai đoạn trước được.
Ở Đàng Trong vẫn là vùng đất mới, dân còn thưa thớt, chùa còn ít và tập trung ở một số trung tâm. Thể kỷ XVII quanh Hội An (Quảng Nam) có chùa Chúc Thánh, rồi chùa Kim Sơn dựng năm 1697, chùa Thanh Long Bảo Khánh còn dể lại bia dựng năm 1696. Ở Huế có các chùa Báo Quốc dựng năm 1674, chùa Từ Đàm dựng năm 1683 và đặc biệt là chùa Thiên Mụ do chúa Nguyễn Hoàng cho dựng từ năm 1601. Các chùa tiếp theo đều tu sửa và mở rộng quy mô của chùa, nay còn một số di vật lớn rất quý như chiếc khánh đồng đúc năm 1677, quả chuông đại hồng chung cao tới 247cm đúc năm 1710 và tấm bia Ngự kiến Linh Mụ tự dựng năm 1716 cho biết năm 1714 chúa cho khuếch trương cảnh chùa đền vài mươi sở, trang hoàng cực kỳ lộng lẫy.