I. MỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ
1- Ngày đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp (194 5 1954)
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đưa đất nước vào kỷ nguyên Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, đồng thời cũng mở ra một trang sử mới cho mỹ thuật Việt Nam . Từ những hạt
nhân là một số họa sĩ hoạt động bí mật trong tổ chức Văn hóa cứu quốc thời tiền khởi nghĩa, giờ đây cả giới mỹ thuật cuốn hút vào cuộc vẽ tranh cổ động biểu thị ý chí toàn dân quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của Tổ quốc và tham gia vào cuộc triền lãm chung về văn hóa cuối năm 1945 với nhiều tranh, tượng trên những chất liệu khác nhau.
Những tác phẩm này đã hướng mỹ thuật Việt Nam vào con đường mới với nhân sinh quan cách mạng. Một số họa sĩ còn phân vân với những níu kéo của thẩm mỹ cũ, thì Hồ Chủ tịch sau khi xem triển lãm đã góp ý chân tình : "Các chú vẽ nhiều thiếu nữ khỏa thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy cũng đẹp, nhưng đẹp trên cao ; sao các chú không vẽ cái đẹp ở dưới đất chung quanh ta".
Đồng thời, ngay từ tháng 10- 1945, Chính phủ đã ký Nghị định mở lại Trường Cao đắng Mỹ thuật. Và nhà trường đã tuyển sinh được một khóa, nhưng sau đó không học được vì chiến tranh.
Được cách mạng cổ vũ và lãnh tụ quan tâm, các họa sĩ và nhà điêu khắc đã tích cực chuẩn bị cho cuộc Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đầu tiên trong chế độ mới để chào mừng quốc khánh lần thứ nhất. Như cá gặp nước, trong không khí hừng hực của cuộc đấu tranh chính trị trên cả nước và đấu tranh vũ trang nổ ra ở Nam Bộ, các họa sĩ đã dành cả tâm huyết để chiến đấu bằng vũ khí nghệ thuật của mình, tập trung vào những đề tài mới miêu tả quần chúng vùng lên cướp và giữ chính quyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, ca ngợi lãnh tụ và các anh hùng của thời đại. Những tranh tượng về Bác Hồ của Tô Ngọc Vân, của Nguyễn Đỗ Cung và Nguyễn Thị Kim vẽ, nặn trực tiếp Bác Hồ làm việc ở Phủ Chủ tịch ; các tranh Chiếm Bắc Bộ
Phủ của Phạm Văn Đôn, Tự vệ chiến đấu của Văn Bình, Lửa của Lương Xuân Nhị, Đói (ghi
chép) của Trần Đình Thọ ... đã báo hiệu sự ra đời của nền nghệ thuật cách mạng.
Để thiết thực ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ, một số họa sĩ đã tham gia đoàn quân Nam tiến. Ở Nam Trung Bộ, họa sĩ Văn Giáo và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung thực sự là những chiến sĩ văn hóa, đã tập trung ghi lại cảnh kháng chiến ở các mặt trận và tổ chức triển lãm lưu động để phục vụ nhân dân kịp thời. Đồng thời một đội ngũ họa sĩ trẻ được họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đào tạo cấp tốc theo phương pháp mới hết sức cô đọng, trực tiếp đưa học viên vào thực tế để ký họa và vẽ tranh, rút kinh nghiệm tại chỗ .
Chiến tranh lan dần từ miền Nam ra cả nước, cho đến cuối 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đi liền với sự nghiệp kháng chiến toàn dân toàn diện là sự chuyển mình của các họa sĩ. Từ ái đẹp nghệ thuật thuần túy, giờ đây theo nhân sinh quan mới, anh chị em họa sĩ đã đưa vào mảng màu, đường nét những nội dung phục vụ cuộc sống mới của dân tộc. Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẫn lấy hình ảnh người phụ nữ đẹp tượng trưng cho Thủ đô, song trong tranh "Hà
nội vùng đứng lên" nhân vật đã vung kiếm vươn lên trong cảnh khói lửa. Phần lớn họa sĩ nghe
theo tiếng gọi cứu nước, đã lăn vào cuộc chiến tranh, vừa cầm súng vừa cầm bút vẽ, giữa những cuộc hành quân vẫn vẽ tranh để tuyên truyền cho kháng chiến. Trong hoàn cảnh khó khăn ở chiến khu, họa phẩm thiếu thốn, các sáng tác mỹ thuật thường tập trung ở ký họa, tranh khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, chì và đôi khi có cả tranh sơn mài.Tranh vẽ ra được đưa ngay vào cuộc sống kiểm nghiệm, ngoài việc dùng để dân vận và địch vận, nhiều tác phẩm đạt giá trị cao cả ở nội dung và nghệ thuật, được giới thiệu ở các triển lãm mỹ thuật chào mừng các sự kiện lớn, tổ chức ở từng vùng trong cả nước.
Ở Việt Bắc, năm 1948 nhân dịp Đại hội Văn hóa toàn quốc, cuộc Triển lãm Hội họa Kháng chiến đã hội tụ được nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh với niềm lạc quan tất thắng, trong đó có các bức Dân quân Phù Lưu của Nguyễn Tư Nghiêm, Gặl lúa của Mai Văn Hiến, Lạy Chúa ! con tôi đâu của Nguyễn Khang, Dưới bóng của Nguyễn Thị Kim,
Người du kích già của Phạm Văn Đôn và những ký họa về Nhà thờ Bắc Ninh của Trần Văn
thắng biên giới, Việt Nam mở thông cửa ngõ với hậu phương lớn là phe XHCN, ở Việt Bắc lại tổ chức cuộc Triển lãm Mỹ thuật lớn. Nhân dịp này Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho các họa sĩ và cũng là cho tất cả văn nghệ sĩ, Người khẳng định : "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trân, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trân ấy”, và nêu rõ nhiệm vụ của chiến sĩ nghệ thuật là phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân trước hết là công nông binh" . Đó là văn kiện vạch hướng đi phục vụ cho văn nghệ kháng chiến.
Với tầm quan trọng đặc biệt của vũ khí văn hóa, năm 1952 tại Việt Bắc, Trường Trung cấp Mỹ thuật được thành lập, do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng, tổ chức tuyển sinh được hai đợt, học lý thuyết tinh giản nhưng lại giàu vốn sống thực tế, đã đào tạo thế hệ họa sĩ đầu tiên cho kháng chiến. Đồng thời ở các vùng kháng chiến thuộc Nam Bộ, khu V , khu III . . . các họa
sĩ cũng được đưa vào các tổ chức văn hóa để hoạt động, miêu tả trực tiếp những cảnh nơi mình chiến đấu, sinh động với hơi thở cuộc sống, để rồi tập hợp lại, tổ chức những cuộc triển lãm lớn, có nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị như : Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Trung – Nam -
Bắc (vẽ bằng máu tự trích tay) của họa sĩ Diệp Minh Châu, Du kích La Hai tập bắn của Nguyễn
Đỗ Cung, Trận Tầm Vu của Nguyễn Hiêm, Du kích Bến Tre của Diệp Minh Châu, Hành quân
qua đèo của Nguyễn Như Huân, Cảnh giặc tàn phá ở Sa Huỳnll của Song Văn, Trận Vĩnh Thạch của Văn Giáo ... Những tác phẩm này đã cổ vũ lớn lao, động viên kịp thời quân dân xông
lên diệt giặc, bên cạnh giá trị nghệ thuật còn lưu đọng giá trị lịch sử không gì thay thế được. Vào giai đoạn cuối của kháng chiến chống Pháp, nổi lên là cuộc vận động cách mạng lớn ở nông thôn, tiến hành cải cách ruộng đất và các chiến trường cả nước phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ. Các họa sĩ tích cực thâm nhập vào cả hai trận địa phản phong và phản đế, có người đã đổi cả chính cuộc đời nghệ thuật của mình như họa sĩ - liệt sĩ Tô Ngọc Vân. Từ thực tế sôi động, nhiều họa sĩ đã sáng tác được những tác phẩm nổi tiếng. Đó là các ký họa Đốt đuốc
đi học, Chị cột cán, Con nghé quả thực … của Tô Ngọc Vân, Gặp gỡ của Mai Văn Hiến, Cái bát của Sĩ Ngọc, Bể của Nguyễn Văn Tỵ, Vệ quốc quân canh đêm của Nguyễn Tư Nghiêm, Mở đường thắng lợi của Nguyễn Bích, Đóng thuế nông nghiệp của Tạ Thúc Bình. . .
Với hiện thúc rộng lớn của cuộc kháng chiến, hội họa đã vượt ra ngoài những phòng khách sang trọng với nhân vật chủ yếu là các thiếu nữ khuê các, giờ đây bước vào xã hội mới tưng bừng hừng hực khí thế với các nhân vật mới, trong đó trung tâm là những người lính cụ Hồ chân đất áo vải mà chí khí thật hiên ngang khi xung trận nhưng cũng thật hồn hậu khi sinh hoạt với nhân dân, là người nông dân khôngcòn lầm lì chịu đựng nữa mà đã vùng lên làm chủ cuộc sống, đi tìm ánh sáng văn hóa, là tình cá nước thân thương của quân và dân trên mọi nẻo đường đất nước. Để thích hợp với hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn đủ thứ và di chuyển luôn, phần lớn tác phẩm là đồ họa, song cũng có cả hội họa, và ngay trong gian khó cũng tổ chức tranh luận, thể nghiệm, nâng sơn mài lên chất liệu nghệ thuật hoàn chỉnh mà tiêu biểu là bức Cái bát của Sĩ Ngọc, nó dung dị như đề tài song huyền diệu đến kỳ lạ về một không gian mới.