NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 1 Kiến trúc cung đình

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 25 - 28)

1. Kiến trúc cung đình

a) Kinh thành Đồng Kinh

Đầu năm 1428 vua Lê Thái Tổ chính thức lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Thăng Long nhưng gọi là Đông Đô, đến năm 1430 thì đổi làm Đông Kinh. Quy mô kinh thành vẫn giới hạn bằng đường đê bao quanh của thời Lý - Trần, năm 1477 đắp lại cho kiên cố hơn. Bố cục vẫn gồm hai phần ngăn cách nhau bởi bức tường xây gọi là Long Thành, các năm 1467, 1474, 1490 và 1499

sửa và mở rộng thêm. Lớp trong là Hoàng thành, nơi làm việc của triều đình và sinh hoạt của hoàng gia, trung tâm là điện Kính Thiên ở trên núi Nùng để vua cùng các quần thần bàn việc triều chính, hai bên có điện Vạn Thọ và điện Cần Chánh. Về sau còn bổ sung thêm các điện Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Vô, Thuý Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang... lại cả nhà Thạch Thất và vườn Thượng Uyển để nuôi chim thú quý và trồng hoa cảnh lạ. Ở ngoài cửa Đại Hưng (cửa phía nam năm 1491 dựng đình Quảng Văn để treo các pháp lệnh trị dân, được người đương thời tả "cột rất cao, chạm đục thưa thớt, dẫu thấp mà không xấu xí, dẫu đẹp mà không lộng lẫy, mẫu mực vừa phải". Cạnh đấy còn có viện Đãi bậu để các quan ngồi chờ trước lúc vào chầu vua. Đặc biệt năm 1512 vua Lê Tương Dựa theo kiểu mẫu của Vũ Như Tô cho xây tòa điện lớn hơn trăm nóc và đài 9 tầng đồ sộ, trước điện đào hồ thông với sông Tô, quanh co khuất khúc để thả thuyền rong chơi... xây 5 năm không xong thì gặp biến phải đốt cháy và san lấp bỏ.

Bên ngoài Hoàng thành là khu sinh hoạt của nhân dân có phố xá sầm uất. Hai phía đông và tây có 36 phường, phía nam là nơi ở của quan lại và là trung tâm sinh hoạt văn hóa giáo dục, có Văn Miếu, đàn Nam giao và nhiều công sở.

Văn Miếu dựng từ thời Lý, năm 1483 - 1484 được xây lại và mở rộng thành khu học xá lớn. Ở đấy ngoài việc thờ Khổng Tử và các tiên hiền tiên nho, nhà bia... còn có khu nhà Thái học tức trường Quốc Tử Giám với nhà dạy học, kho sách, ký túc xá và bếp.

Đàn Nam Giao để tế trời đất, đàn Xã Tắc để cầu quanh năm được mùa, đàn Phong Vân để cầu mưa gió thuận hòa.

Kinh thành có rất nhiều công sở đều được quy định quy mô rõ ràng : Các Tư Lễ Giám, Tư Chế Giám, Đô Sát Giám, Nại Phủ Giám và Bảo Tạng Giám đều chỉ có công đường một dãy 3 gian 2 chái, nghi môn 1 gian. Các Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Hình, Đông Các, Hàn Lâm Viện, Ngũ Sử đại Lục Khoa, Thông Chính Sứ Ti, Đại Lý Tự, Hồng Lô Tự, Tư Thiên Giám, Thái Y Viện, Bắc Sứ Quán, Triều Chính Đinh, Hội Đồng Quán... chứng tỏ bộ máy quản lý quy củ quy chuẩn hóa kiểu thức thống nhất, hầu hết nhà kiểu Chữ Công (I) ) mỗi dãy ngang từ 1 gian 2 chái đến 3 gian 2 chái, nhà cầu 3 gian, tùy cơ quan có thêm nhà phụ, phía trước có nghi môn, xung quanh bao tượng.

Tư nhân cũng nhiều người xây dinh thất riêng. Thậm chí trong lúc quốc tang vua Lê Thái Tổ, triều đình ngăn cấm mà vẫn có hàng chục quan đại thần xây nhà mới.

Các công trình kiến trúc trên đều đã bị phá hủy, riêng Văn miếu làm lại phần nào cho biết bóng dáng xưa, chỉ vài di tích còn để lại chút dấu vết bằng đá. Điện Kính Thiên còn hệ thống bậc cửa ba lối đi phân bởi bốn lan can thành bậc gồm hai tấm trong chạm thành tượng rong vuốt râu, hai tấm ngoài chạm mây và hoa lá. Đàn Nam Giao và Văn Miếu cũng còn những cặp thành bậc ngoài như ở điện Kính Thiên nhưng nhỏ hơn nhiều. Văn Miếu cũng còn 11 tấm bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 đến năm 1514 đều thuộc cỡ trung bình (cao dưới 1m55), chạm trang trí đơn giản, chưa có rồng và mặt trời. Ngoài ra Hà Nội còn có một số đền và chùa có bia Lê sơ.

b) Khu Lam Kinh

Khu vực Lam Sơn (Thanh Hóa) là quê hương của Lê Lợi cũng là nơi năm 1418 các hào kiệt tụ về dựng cờ khởi nghĩa. Vì vậy khi khởi nghĩa toàn thắng được gọi là Lam Kinh.

Dựa vào thế đất hình chữ Vương tựa lưng vào núi Dầu, nhìn xuống minh đường là khúc cong của sông Chu, lại lấy núi Mục Sơn ở bên kia sông làm tiền án, nhà nước Lê sơ cho dựng điện Lam Kinh lằm tẩm thờ chung và một quần thể lăng mộ các vua và hoàng thái hậu.

Năm 1433 vua Lê Thái Tổ mất, thi hài được đưa về Lam Kinh táng ở khu đất hình chữ Vương trên đường trục nối núi Dầu với Mục Sơn, gọi là Vĩnh Lăng, đồng thời xây dựng Lam Kinh ở trước lăng mộ làm tẩm thờ. Cuối năm 1434 điện cháy, đến năm 1448 dựng lại, đấu năm sau xong.

Lấy Vĩnh Lăng và tẩm thờ làm tâm, lăng mộ các vua tiếp theo (Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông) cứ lần lượt dựng theo chu kỳ trái - phải ở hai bên.

Phía bên trái còn có lãng các bà hoàng thái hâu Ngô Thị Ngọc Dao và Nguyễn Thị Ngọc Huyện (mẹ và vợ vua Lê Thánh Tông). Lam Kinh không phải là kinh đô thứ hai của nhà nước Lê sơ, vài lần nhà vua mang đại thần về chỉ nhằm bái yết sơn lăng, đây là nơi cấm địa,chỉ có ít lính canh phòng ở. Lê sơ và các triều Lý - Trần trước đấy đều chỉ có một kinh đô là nơi vua và

triều đình điều hành việc quản lý đất nước, là Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh (tức Hà Nội ngày nay). Thời Lê trung hưng các vua mất cũng không xây lăng mộ ở Lam Kinh nữa, nơi đây ít được chăm sóc, vì thế từ lâu khu tẩm thờ đã bị phá hủy, một số lăng mộ bị xáo trộn, bia cũng không còn đầy đủ.

Ngày nay khu tẩm thờ chỉ còn nền móng với nhiều đá tảng kê chân cột, hệ thống bậc của ba khoang rộng 5m64 chạy sâu vào 4m5 được ngăn ra bởi hai thành bậc trong chạm tượng rồng và hai thành bậc ngoài chạm mây và hoa lá, dẫn lên chính điện và rồi từ chính điện lên lớp đền sau cũng có hệ thống bậc cửa với hai lan can ở hai bên. Khu Lam Kinh vốn có 6 lăng mộ vua và 2 lăng mộ Hoàng thái hậu, nhưng đã bị mất tích lăng mộ vua Lê Nhân Tông và bia về vua Lê Thái Tông. Bảy lăng còn lại đều có tường thấp bao quanh, mỗi mặt hơn 24m, cuối đường Thần dạo là nấm mộ, hai bên có hai hàng tượng là người - lân- tê giác - ngựa - hổ hoặc voi. Mỗi lăng, ngoài phạm vi khuôn viên là một tấm bia rộng khoảng 1m9 cao khoảng 2m8, dựng trên con rùa kích thước tương đương, trán và diềm trang trí rồng mây, hoa lá đẹp. Năm 1960 làm lại nhà bia Vĩnh Bằng theo kiểu thức cổ trang trọng và ở thập kỷ 90 làm tiếp một loạt nhà cho những bia còn lại.

c) Một số kiến trúc ở các địa phương

Ngay năm 1427 cuối cuộc kháng chiến, Lê Lợi đã cho người về Vạn Kiếp sửa đền thờ Hưng Đạo đại vương và cấm không được chặt cây ở miếu.

Nhà nước Lê sơ ngoài cung điện ở kinh thành còn xây một số hành điện và điện quan canh ở các địa phương để nghỉ khi đi ra ngoài và đi xem cày. Hành điện ở xã Hồng Mai (Hà Nội) dựng năm 1484 còn kèm cả đàn Tiên nông. Một số vợ vua cũng được xây lăng mộ ở quê như An Tiết Lăng an táng vợ vua Lê Thánh Tông, nay vẫn còn bia ở Mỹ Đại (Thái Bình). Đầu thế kỷ XVI Lê Uy Mục còn xây điện miếu ở quê ngoại, năm 1509 bị giết được táng ở An Lãng thuộc quê thái hậu Nguyễn Thị Cẩn làng Phù Chẩn (Bắc Ninh), nay vẫn còn bia. Hai tám bia trên cả về kiểu dáng, kích thước và trang trí giống các bia ở Lam Kinh. Thư tịch còn cho biết quy mô công sở ở các địa phương đều rất đơn giản, ở cấp trấn tường đắp đất, ở cấp phủ và huyện mái lợp tranh, không có tường bao mà trồng tre vây quanh. Tất cả đều không để lại dấu vết gì.

2. Kiến trúc tôn giáo

Nhà nước Lê sơ đề cao Nho giáo, đã tập trung tu sửa và mở rộng Văn Miếu, được xem là kiến trúc cung đình ở Đông Kinh.

Thờ Thần vốn là một tín ngưỡng của dân tộc rất đậm trong dân gian. Một số Thần là anh hùng dân tộc (như Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo) hay công thần khai quốc (như Lê Lai, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Trịnh Khả, Lê Thạch) được Nhà nước lập đền thờ. Ngoài ra các vị Thần vốn có trong dân gian, dù là Thiên thần, Nhiên thần hay Nhân thần từ lâu đã là chỗ dựa tâm linh của địa phương thì đều được dân làng lập đền thờ, giờ đây được Nhà nước ban sắc phong làm Thành hoàng. Năm 1523 có 113 đền thờ thần các xứ được dụ tế và gia phong chép vào điển thờ. Riêng kinh đô có tám đền thờ được liệt vào loại thượng đẳng thần đều làm theo quy cách "nhà chữ Công, tiền đường và hậu đường đều 3 gian 2 chái, nhà cầu 2 gian, phòng bếp 3 gian, nghi môn 1 gian". Những đền này nay không còn hoặc đã làm mới hoàn tòan, song một số còn để lại bia đá.

Đối với Phật giáo tuy Nhà nước có một số chính sách hạn chế, song có thể là để hạn chế phần tạp mà đi vào chính ngạch nên vẫn tồn tại ở mức nhất định. Nguyễn Trãi đã từng làm đề cử chùa Tư Phúc (Côn Sơn - Hải Dương), Lê Sát làm chùa Thanh Đàm và Chiêu Đô rộng hơn 90 gian, Lê Ngân làm miếu thờ Phật trong nhà. Các vua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông đều cho xuất tiền kho để mở mang các chùa Báo Thiên (Hà Nội), chùa Minh Đô (Hải Dương), chùa Thầy (Hà Tây). Trong nhân dân một số chùa làng cũng được tu sửa còn để lại bia đá đến nay như các chùa Đại Bi (Nghi Tàm - Hà Nội), Ngọc Xuyên (Hà Bắc), Thuý Lai, Vô Vi, Bối Khê (Hà Tây)... thậm chí còn để lại cả tượng đá có niên đại tuyệt dối 1449 như ở chùa Hưng Phúc (Cung Kiệm - Bắc Ninh). Nhiều chùa thật sự là danh lam thắng cảnh, nên đã hấp dẫn ngay cả ông vua ở đỉnh cao Nho giáo là Lê Thánh Tông tổ chức du ngoạn hàng năm vả để lại bút tích trên bia đá (như ở chùa Long

Đọi - Hà Nam, chùa Dục Thúy - Ninh Bình chùa Thông (Thanh Hóa...).

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w