Khu Dương Kinh

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 33 - 35)

I NGHỆ THUẬT KẾN TRÚC 1 Kiến trúc cung đình

b) Khu Dương Kinh

Mạc Đăng Dung ngay khi lập ra vương triều Mạc đã nghĩ đến quê hương Hải Dương, đổi gọi là Dương Kinh. Ngoài việc lập cung điện ở quê chính ở Cổ Trai, còn truy tôn ông tổ 7 đời là Mạc Đĩnh Chi ở Lũng Động (Chí Linh) và dựng điện Sùng Đức trên nền nhà cũ để thờ. Trong những cung điện ở Dương Kinh, phía tây điện Hưng Quốc có điện Phúc Huy để Đăng Dung ở. Năm 1530 Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con, đã về Cổ Trai ở để trấn giữ nơi căn bản và làm ngoại viện cho Đăng Doanh, nơi đây được xây thêm nhiều cung điện nữa. Trong "Công dư tiệp ky", Vũ Phương Đề cho biết những công trình ở Dương Kinh đều do Dương Tồn người xã Lạc Dương huyện Chí Linh trông coi. Nhưng rồi cuối năm 1592, Trịnh Tùng đã đem quân phá hết cung điện ở Cổ Trai, hủy bỏ bia đá mộ, chặt hết cây trồng trong lăng.

2. Kiến trúc tôn giáo

Theo thống kê của Viện Mỹ thuật, đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, kiến trúc tôn giáo thời Mạc còn để dấu tích đến nay, có 42 chùa, 5 đình, 3 quán đạo và 1 đền miếu ; nếu kể cả bia ký và sách xưa cho biết thì thời Mạc có 142 chùa, 12 đình, 7 quán đạo, 8 đền miếu. Con số trên chắc chắn còn xa thực tế, song đã cho biết sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc tôn giáo và đã có loại hình mới là đình làng.

a) Chùa

Chùa Phật ở thời Lê sơ bị thu hẹp thì sang thời Mạc được bung ra và gắn với các làng quê. Trong số 116 ngôi chùa - biết rõ niên đại sửa hoặc xây dựng thì 42 năm đầu (1527 - 1569) chỉ có 36 chùa, còn 22 năm cuối (1570 - 1592) tăng vọt lên 80 chùa, có nghĩa chiến tranh càng ác liệt thì người ta càng tìm đến Thần quyền và không tiếc tiền của để dựng chùa cầu Phật. Dựa theo không gian phân bố của 142 ngôi chùa thì riêng xứ Đông (Hải Phòng, Hài Dương, Hưng Yên) đã có 63 ngôi tức chiếm non nửa, chứng tỏ quý tộc Mạc gắn bó nhiều với quê mình, và tuy là chùa làng song rất cần sự đóng góp của tầng lớp trên.

Thời Mạc dựng nhiều chùa nhưng không có ngôi chùa nào còn nguyên vẹn đến nay, dù chỉ là một đơn Nguyên. 42 ngôi chùa được biết của thời Mạc cũng chi qua vài dấu tích, nếu tổng hợp để nhìn toàn cảnh thì khu Tam Bảo đã có các nhà Thượng điện - Thiêu hương - Tiền đường, và có thể còn thêm hành lang ở hai bên, như thể đã gợi mẫu cho những chùa kiểu "nội Công ngoại Quốc" khá phổ biến ở thế kỷ XVII, gắn với Phật điện đông đúc.

Riêng Chùa Cói (Vĩnh Phúc) tuy không còn nhưng trước 1945 đã được đạc họa tòa Thượng điện, cho biết nó rất gần với các thượng điện thời Trần : gồm một gian 2 chái, mặt nền gần vuông, nền khá cao, mỗi vì vốn có bốn hàng cột khá lực lưỡng (về sau người ta thêm cột hiên đỡ mút ngoài đầu bẩy), vì nóc có trụ đấu đỡ con cung và lắp cồn vòng sáng, hai bên ra cột quân co các giường cánh trên xà nách, dưới cùng là bẩy đỡ mái lên, mỗi mái trước và sau có 9 hoành ứng với điểm Sinh. Cấu trúc như vậy tạo nhiều diện rộng cho các nghệ sĩ chạm khắc trang trí hoạt động.

b) Đình làng

Kiến trúc đình vốn có từ các thời Lý - Trần, nhưng thuộc về nhà nước với tính chất trạm trung chuyển công văn (đình trạm), nghỉ lại khi đi đâu bị lỡ đường (dịch đình), nơi ngắm cảnh

cộng đồng làng xã là nơi thờ Thành hoàng, nơi giải quyết các việc làng và mở hội riêng của làng thì đến thời Mạc mới để Lại di tích đến ngày nay.

Những ngồi đình hiện còn hoặc chỉ được biết qua thư tịch, nếu có niên đại tuyệt đối chủ yếu nửa sau thế kỷ XVI : đình Nghênh Phúc (Hải Dương) đời Cảnh Lịch (1548 - 1553), đình Thụy Phiêu (Hà Tây) 1531, đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) 1576, đình Đại Đoan (Bắc Ninh) 1583, đình Trừng Hoài (Thái Bình) 1585, đình Cẩm Viên (Vĩnh Phúc) 1590.

Một số đình có niên đại tương đối cũng vậy, riêng đình Tây Đằng (Hà Tây) có thể sớm hơn một chút, vào nửa đầu thế kỷ XVI. Tất cả những đình này đều rất hoàn chỉnh và ổn định vậy nó phải có một quá trình tiến dần đến định hình, mà sự khởi đầu có thể vào cuối thế kỷ XV khi bộ máy chính quyền cùng với sự phong kiến hóa lan xuống tận cơ sơ làng xã và ở đó không gian hội lễ vốn ở chùa nhưng đang bị ức chế. Đình Tây Đằng và đình Trà Cổ (Quảng Ninh) đều tương truyền, lần sửa đình đầu thế kỷ XX có tìm được mảnh ván ghi "Hồng Đức niên tạo" (làm đời Hồng Đức 1470 - 1497) nhưng đã bị thất lạc. Có thể lúc đầu, đình được nâng từ những đền miếu nhỏ, bằng tranh tre hoặc gỗ tạp dễ hư nát.

Điển hình cho những đình hiện còn dấu tích thời Mạc, và cũng khá hoàn hảo là đình Tây Đằng và đình Lỗ Hạnh, đều ở trong vùng lũy tre, rìa làng cân đối hai bên, trực tiếp nhìn ra đồng làng thông thoáng, ngay sát cửa đình có dòng chảy uốn lượn là nơi tụ phúc cho dân làng. Đình Tây Đằng đến thời Nguyên đã làm thêm hai dãy Tả - Hữu vu và xây tường bao, xây trụ hoa biểu... song vẫn giữ được tòa Đại đình hầu như nguyên vẹn của thời Mạc.

Đình dàn ngang 3 gian 2 chái, dài tới 22m và rộng 11m5, xung quanh thông thoáng, khu vực cung cấm là phía trong của gian giữa từ hai cột cái sau trở vào, tuy được đóng khám trên gác lửng song không cách bức dân làng, tất cả mặt bằng chỉ khuôn trong hình chữ nhật có một nét ngang nên thường gọi là kiểu đình chữ Nhất. Mái đình xòe rộng ra bốn phía và lan xuống thấp chiếm hơn 2/3 chiều cao tính từ nền, nhưng nhờ những đường cong nhẹ theo mép mái và hệ thống hoa đào ở các góc làm cho nó mềm đi và quên cảm giác nặng nề. Cấu tạo bộ khung dình cơ bản như bộ khung thượng điện chùa Cói. Vì chia gian vốn chỉ có bốn cột, nhưng do mái hiên rộng với ba khoảng hoành nên về sau gá thêm cột hiên chống cho bẩy khỏi gãy. Mái trước và sau ở gần sát xà nóc có thêm một hoành nưa, vừa làm cứng bờ nóc, vừa đưa số hoành ở mỗi mái lên con số 11 ứng với điềm Lão chúc thọ cho cả làng. Ngoài đầu dư "đỡ câu đầu đặt trên đỉnh cột", còn có hệ thống tai cột (cánh gà) "đơ" xà thượng. Các cấu kiện gỗ rất nhiều, dể giảm đi vẻ nặng nề, nghệ sĩ trang trí đã chạm rất nhiều hoạt cảnh dân gian. Có tài liệu ghi trên một đầu khung cột có khắc dòng chữ "Quý Mùi niên tạo", có thể ứng với năm 1528 hay 1583 ?

Đình Lồ Hạnh đã tu sửa nhiều lần, cuối thời Nguyễn còn xây thêm Hậu cung nối vào phía sau gian giữa, song tòa Đại đình được cấu tạo về cơ bản như ở đình Tây Đằng. Nền có dài rộng hơn một chút (23m5 x 12m5). Đáng chú ý là trên hai bức cổn ở hai bên đình đối nhau có hai dòng chữ được đục như hình trang trí cho biết đình làm vào năm Bính Tý niên hiệu Sùng Khoang 11 tức 1576.

Ngoài ra các đình Thanh Lũng, Tường Phiêu và Yên Sở (Hà Tây), Thổ Hà (Bắc Giang) và Phù Lưu (Bắc Ninh) cũng có một số mảng chạm khằc thời Mạc, cho thêm nhận thức bổ sung về đình thời Mạc.

c) Quán đạo

Hoạt động mang tính Đạo giáo vốn có trong xã hội Việt Nam từ xa xưa, về sau lại du nhập đạo Lão và nhiều nơi gắn kết với đạo Phật, nên quán Đạo đã có trong thời Lý - Trần. Thời Lê sơ, đạo giáo cũng bị ngăn cản song ông vua nặng chất Nho nhất là Lê Thánh Tông cũng thích gặp Tiên. Thời Mạc, Đạo giáo Việt Nam có cơ phát triển, đã sáng tạo nhân vật Liễu Hạnh (1557 - 1578) đầy huyền thoại, trở thành một Mẫu thiêng trong hàng "Tứ bất". Ngoài một số quán Đạo được nói tới trong bia, ngày nay vẵn có thể tiếp cận một số di tích mà tên chữ ghi rõ quán Đạo song dân địa phương lại gọi là chùa, trong đó được nhắc nhiều là quán Hưng Thánh tức chùa Mui, quán Hội Linh tức chùa Sổ, quán Linh Tiên hay chùa Linh Tiên đều thuộc Hà Tây.

Quán Hội Linh còn bia dựng năm 1590 và quán Linh Tiên còn bia dựng năm 1586, ở đấy thờ hỗn hợp cả Tam Thanh và Phật, kiến trúc cơ bản như chùa, đều có gác chuông tận cùng phía sau. Quán Hưng Thánh còn nhiều vết tích kiến trúc thời Mạc, nhất là bộ mái lợp ngói mui hài to dày với mui ngói hớt cao, từ dưới nhìn lẽn như sóng xô, hai đầu bờ nóc là con kìm mang

hình đầu rồng đất nung có bờm tóc to, miệng há rộng ngậm tấm hình lá đề chạm cặp sưng vắt chéo, bờ nóc gắn gạch hộp rong chắc chắn mà mềm mại như dải đăng ten.

Từ Quán Đạo gắn với chùa Phật, ở thời Mạc sự kết hợp này còn mở rộng đưa đến hiện tượng chùa Cao Dương (Thái Bình) có bia dựng năm 1578 cho biết có bộ tượng thờ Thích Ca - Khổng Khâu - Lão Đam, hoặc có chùa mang hẳn tên là chùa Tam Giáo (Hà Tây) còn bia dựng năm 1591.

III - NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC1- Tượng tròn 1- Tượng tròn

Trái với thời Trần và Lê sơ tượng tròn hầu như tập trung ở lăng mộ, rất hiếm gặp ở chùa, sang thời Mạc tượng ở chùa rất nhiều và cũng gồm nhiều loại, từ tượng Phật, tượng quan âm đến tượng vua, tượng hoàng hậu và các tượng Hậu thông thường, bằng cả gỗ và đá.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w