Sự phức tạp của mỹ thuật miền Nam 1954

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 74 - 77)

I. MỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ

3. Sự phức tạp của mỹ thuật miền Nam 1954

Năm 1954, với Hiệp định Giơnevơ, miền Nam vẫn là vùng tạm chiếm của thực dân Pháp và sau chuyển dần sang đế quốc Mỹ. Mặc dù ở Sài Gòn, ngay từ đầu thế kỷ XX chính quyền thực dân Pháp đã mở ra các trường mỹ nghệ, nhưng suốt nửa đầu thế kỷ XX , phong trào mỹ thuật không phát triển. Một số người tốt nghiệp ở trường dạy vẽ Gia Định là hạt nhân của phong trào mỹ thuật miền Nam như Châu Văn Long, Phan Chí, Thuận Hổ, Thái Văn Ngôn, Ngô Văn Hoa, Bùi Kính, Nguyễn Khoa Toàn . . . Tranh của họ nặng về miêu tả hiện thực, phơi bày những cảm xúc vụn vặt, mô tả một cuộc sống lấy ý từ văn chương...

Năm 1954 trong làn sóng di cư, miền Nam có thêm những họa sĩ “có tay nghề” từ Bắc vào. Họ có ý định xây dựng một nền mỹ thuật trên "một quốc gia tự do" như sự tuyên truyền của chính quyền Sài Gòn, lại phù hợp với âm mưu chia cắt đất nước và xây dựng một nền nghệ thuật đối lập với miền Bắc của chính quyền Sài Gòn. Trên cơ sở Trường Nghệ thuật trang trí và đồ họa Gia Định, ngay năm 1954 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, rồi năm 1957 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế lần lượt được thành lập. Các giảng viên ở trường là các họa sĩ đã tốt

nghiệp ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trước kia, hoặc đã từng du học các trường mỹ thuật ở Pháp. Chương trình dạy cơ bản giống . chương trình của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cũ, nhưng thiếu hẳn mảng mỹ thuật dân tộc cổ truyền. Dù sao với hệ thống đào tạo chính quy về hội họa và điêu khắc , của các Trường Cao đẳng Mỹ thuật ở Gia Định và Huế, với các họa sĩ di cư từ Bắc vào, không khí mỹ thuật ở miền Nam, đã được đổi mới. Nhưng sự phức tạp về tư tưởng đã dẫn , đến sự phức tạp về nghệ thuật.

Trong khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định tập trung đào tạo theo trường quy, phát triển một lớp học sĩ muốn tham gia nghiêm túc vào hoạt động hội họa, góp phần xây dựng cải thiện thẩm mỹ cho công chung đối với tranh nghệ thuật. Nhà trường đã có vai trò tạo dựng nhất định trong buổi đầu của giới mỹ thuật, thì với một xã hội tiêu dùng theo chủ nghĩa thực dân kiểu mới, một số nhóm văn nghệ ra đời với những màu sắc chính trị khác nhau, trong đó ởv nhóm Sáng tạo, các họa sĩ Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng chủ trương phá bỏ những kinh nghiệm trường quy cũ, cố gắng tiếp cận với nghệ thuật phương Tây. Họ đề cao cái chủ quan của người sáng tác, không cần biết đến tính dân tộc, vồ vập màu sắc và chất liệu để phô diễn hình thể hơn là đi tìm hình tượng của tác phẩm. Họ cũng chú trọng đến triển lãm cá nhân, muốn gây một làn sóng tiên phong để tạo ảnh hưởng trong phong trào chung.

Từ 1960 với sự can thiệp của Mỹ ngày càng sâu hơn, một lối sống thực dụng lan tràn, nó phủ nhận cả quá khứ và hiện tại họa sĩ muốn vẽ sao thì vẽ. Họ trốn tránh trách nhiệm, xa rời đời sống xã hội, và như thế nghệ thuật trở thành trò chơi của xã hội thương mại.

Từ giữa thập niên 60, trước sự phá sân của mọi giá trị, công chúng nghệ thuật đã tinh ngộ và thúc đẩy một ý thức tìm về cội nguồn. Năm 1966 để thoát khỏi tình trạng trì trệ, các họa sĩ trẻ có năng lực thành lập Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam, mà về khách quan đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của người làm nghệ thuật, muốn xây dựng một phong cách miền Nam trong biểu hiện tạo hình Việt Nam . Trong các triển lãm mỹ thuật ngay cả trước đó, các họa sĩ trẻ như Nguyện Trung, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Tôn Thất Văn... đã được công chúng nghệ thuật chú ý đến với những bức tranh mang một kỹ thuật mới, thực sự có sự trau dồi nghệ nghiệp, nhưng họ phản kháng thực tại bằng cách lánh vào những cơn mơ với những tâm trạng day dứt. Cho đến năm 1973, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Cách mạng, Hội Họa sĩ trẻ Việt Nam đã ra một Lời kêu gọi mong cải tạo sự sa sút của phong trào chung, qua đó các họa sĩ ở các đô thị miền Nam đã nhận ra sự thật đau lòng tự lừa dối bằng bản thân nghệ thuật, lại thêm sự tô điểm của chính quyền Sài Gòn, để rồi nghệ thuật của họ hoàn toàn xa rời công chúng.

Trong sự ngột ngạt của xã hội, những họa sĩ tiến bộ ở thành thị miền Nam đã có những phản ứng tích cực với thái độ trách nhiệm hơn. Nếu Nguyễn Trung mới miêu tả những gương mặt đau thương của những người mẹ, người vợ để tố cáo chiến tranh, hay Phạm Văn Hạng đã dùng ngay những mảnh xương thịt của các tử sĩ nhặt được trên chiến trường để ghép thành tranh biểu thị một sự phản kháng... thì Văn Đen đã dùng bút pháp tả thực vẽ lên cảnh khốn khó của nhưng người lầm than để tố cáo xã hội phồn hoa bề ngoài, Trần Kim Hùng từ 1960 với bức "Nô lệ" đã ca ngợi những chiến sĩ bị cầm tù trong ngục tối với gương mặt căm hờn, Bửu Chi đã đấu tranh bằng vũ khí của mình là hội họa, Huỳnh Bá Thành (với bút danh là Ớt) đã có những tranh vạch mặt kẻ thù trên báo chí. Chính quyền Sài Gòn run sợ và đã khủng bố điên cuồng cả bằng tòa án và nhà tù. Họa sĩ Dũng Tiến đã từng bị cầm tù đến 10 năm ở côn Đảo.

Từ sự đi lên của phong trào mỹ thuật ở trong lòng chế độ địch, những họa sĩ tiến bộ với sự giác ngộ cao đã đứng hẳn về phía Cách mạng, họ lên chiến khu vừa cầm súng chiến đấu vừa làm hội họa như các anh Cổ Tấn Long Châu, Nguyên Văn Kính, Trang Phượng ... phòng hội họa giải phóng đã đảm nhận mọi công việc mỹ thuật ở chiến trường, tham gia nghiêm túc vào hoạt động hội họa, góp phần xây dựng cái nhìn thẩm mỹ cho công chúng đổi với tranh nghệ thuật. Nhà trường đã có vai trò tạo dựng nhất định trong buổi đầu của giới mỹ thuật, thì với một xã hội tiêu dùng theo chủ nghĩa thực dân kiểu mới, một sổ nhóm văn nghệ ra đời với những màu sắc chính trị khác nhau, trong đó ở nhóm Sáng tạo, các họa sĩ Thái Tuấn, Duy Thanh, Ngọc Dũng chủ trương phá bỏ những kinh nghiệm trường quy cũ, cố gắng tiếp cận với nghệ thuật phương Tây. Họ đề cao cái chủ quan của người sáng tác, không cần biết đến tính dân tộc vồ vập màu sắc và chất liệu để phô diễn hình thể hơn là di tìm hình tượng của tác phẩm. Họ cũng chú trọng đến triển lãm cá nhân, muốn gây một làn sóng tiên phong để tạo ảnh hương trong phong trào chung.

Từ 1960 với sự can thiệp của Mỹ ngày càng sâu hơn, một lối sống thực dụng lan tràn, nó phủ nhận cả quá khứ và hiện tại họa sĩ muốn vẽ sao thì vẽ. Họ trốn tránh trách nhiệm, xa rời đời sống xã hội, và như thế nghệ thuật trở thành trò chơi của xã hội thương mại.

Từ giữa thập niên 60, trước sự phá sản của mọi giá trị, công chúng nghệ thuật đã tinh ngộ và thúc đẩy một ý thức tìm về cội nguồn. Năm 1966 để thoát khỏi tình trạng trì trệ, các họa sĩ trẻ có năng lực thành lập Hội họa sĩ trẻ Việt Nam, mà về khách quan đã khơi dậy ý thức trách nhiệm của người làm nghệ thuật, muốn xây dựng một "phong cách miền Nam" trong biểu hiện tạo hình Việt Nam . Trong các triển lãm mỹ thuật ngay cả trước đó, các họa sĩ trẻ như Nguyễn Trung, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Tôn Thất Văn... đã được công chúng nghệ thuật chú ý đến với những bức tranh mang một kỹ thuật mới, thực sự có sự trau dồi nghề nghiệp, nhưng họ phản kháng thực tại bằng cách lánh vào nhưng cơn mơ với những tâm trạng day dứt. Cho đến năm 1973, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Cách mạng, Hội họa sĩ trẻ Việt Nam đã ra một Lời kêu gọi mong cải tạo sự sa sút của trào chung, qua đó các họa sĩ ở các đô thị miền Nam đã nhận ra sự thật đau lòng tự lừa dối bằng bản thân nghệ thuật, lại thiên sự tô điểm của chính quyền Sài Gòn, để rồi nghệ thuật của họ hoàn toàn xa rời công chúng.

Trong sự ngột ngạt của xã hội, những họa sĩ tiến bộ ở thành thị miền Nam đã có những phản ứng tích cực với thái độ trách nhiệm hơn. Nếu Nguyễn Trung mới miêu tả những gương mặt đau thương của những người mẹ, người vợ để tố cáo chiến tranh, hay Phạm Văn Hạng đã dùng ngay những mảnh xương thịt của các tử sĩ nhặt được trên chiến trường để ghép thành tranh biểu thị một sự phản kháng... thì Văn Đen đa dùng bút pháp tả thực vẽ lên cảnh khốn khó của những người lầm than để tố cáo xã hội phồn hoa bề ngoài, Trần Kim Hùng từ 1960 với bức "Nô lệ" đã ca ngợi những chiến sĩ bị cầm tù trong ngục tối với gương mặt căm hờn, Bửu Chỉ đã đấu tranh bằng vũ khí của mình là hội họa, Huỳnh Bá Thành (với bút danh là Ớt) đã có những tranh vạch mặt kẻ thù trên báo chí. Chính quyền Sài Gòn run sợ và đã khủng bố điên cuồng cả bằng tòa án và nhà tù. Họa sĩ Dũng Tiền đã từng bị cầm tù đến 10 năm ở Côn Đảo.

Từ sự đi lên của phong trào mỹ thuật ở trong lòng chế độ địch, những họa sĩ tiến bộ với sự giác ngộ cao đã đứng hẳn về phía Cách mạng, họ lên chiến khu vừa cầm súng chiến đấu vừa làm hội họa như các anh Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn Kỉnh, Trang Phượng ... Phòng hội họa giải phóng đã đảm nhận mọi công việc mỹ thuật ở chiến trường, từ những hạt nhân ban đầu đã mở những lớp ngắn hạn đưa về cơ sở hoạt động, đồng thời là sự tăng cường của miền Bắc. Theo tiếng gọi cua Cách mạng, nhiều họa sĩ từ trái tim Tổ quốc như các anh Huỳnh Phương Đông, Huỳnh Công Thu, Nguyêcn Thanh Châu, Quách Phong, Su Man ... đã vào Nam, đến những nơi ác liệt nhất để phản ánh vào tranh những hiện thực sống động và hào hùng của nhân dân ta trong chiến đấu chống Mỹ - ngụy. Làm nghệ thuật trong bom đạn, cho đến ngày toàn thắng, giới mỹ thuật đã có 50 họa sĩ hy sinh.

Các họa sĩ - chiến sĩ ở chiến trường lớn trong điều kiện gian khổ và thiếu thốn đã đưa ký

họa lên thành một thể loại tác phẩm đặc biệt của Việt Nam, là bản trường ca hùng tráng của

giai đoạn lịch sử hào hùng. Nhiều ký họa của các anh Huỳnh Phương Đông, Thái Hà, Cổ Tấn Long Châu, Nguyễn Văn Kính, Lê Hồng Hải, Lê Lam ... đã được chuyển ra Bắc để giới thiệu cho trong ngoài nước cùng biết. Bác Hồ khi xem những ký họa này đã nhận xét : "Chỉ có ở trong cuộc, mới có được những bức tranh như thế".

Từ phục vụ kịp thời, dù hoàn cảnh khó khăn đủ thứ, các họa sĩ ở chiến trường cung chuyển dần sang sáng tác có chất lượng, xây dựng những tranh bố cục. Từ sau chiến thắng 1972, đã tổ chức được các Triển lãm Mỹ thuật ở Lộc Ninh năm 1973 rồi 1974 và 1975 càng ngày càng quy mô hơn, để rồi đến ngày toàn thắng đã tổ chức ở Câu lạc bộ Lao Động vào tháng 5 - 1975 cuộc triển lãm lớn mừng chiến công đại thắng của dân tộc. Lúc này, vào thành phố, trong sự tưng bừng, phần khởi nhưng phức tạp, ngay từ đầu đã có sự hòa nhập của các họa sĩ vùng mới giải phóng, anh chị em này đã có tháng hưởng ứng bằng 800 tranh cổ động.

Từ đây chẳng những Mỹ thuật miền Nam có sự hòa nhập của chiến khu với vùng mới giải phóng, mà mỹ thuật cả nước lại trở về một khối.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w