Thành tựu điêu khắc

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 48 - 50)

II. NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO 1 Sự phục hưng Phật giáo

3. Thành tựu điêu khắc

Điêu khắc trước hết gắn với kiến trúc, nhằm trang trí cho kiến trúc trở nên duyên dáng, thậm chí lộng lẫy nhưng cũng có tượng tròn, vừa độc lập vừa gắn với không gian nội thất nơi thờ cúng. Ở đây, nếu kiến trúc cần thấy cả lịch trình, thì điêu khắc lại nên tập trung vào đỉnh cao để thấy những điểm sáng lấp lánh trên cả diện rộng.

a) Chạm khắc trang trí

Kiến trúc chùa thời Lê trung hưng do bộ khung gỗ không nặng nề như các giai đoạn trước, không có những cốn rộng, nên chạm trang trí chỉ nhằm điểm xuyết ; hơn nữa từ đây tượng thờ trong nội thất tăng vọt lên, cần được tập trung sự chú ý của mọi người. Vì vậy, trong lãnh vực này, chúng ta cần tập trung vào điêu khắc đá trang trí ngoại thất chùa Bút Tháp. Nếu các giai đoạn trước đá chủ yểu dùng để tạc tượng, làm bia và tảng kê chân cột, thì ở thời Lê trung hưng còn được chú ý dùng để dựng tháp và lan can bao quanh kiến trúc, điển hình là ở chùa Bút Tháp.

Cũng như Thượng điện các chùa thời Trần và Mạc, Thượng điện chùa Bút Tháp được dựng trên nền cao chừng 1m được bó bởi những khối đá khối hộp chữ nhật xếp như xây. Trên nền ấy, bao quanh một phần đằng trước, hai hồi và phía sau (trừ lối ở giữa để xuống cầu) là hệ thống lan can gồm 26 bức chạm nối nhau từng bức lồng vào giữa hai trụ búp sen, chia đôi ra hai nửa bằng nhau : đằng trước 1 bức +hồi 7 bức + đằng sau 5 bức. Các tấm lan can này mặt trong để trơn, còn mặt ngoài được chạm thành các bức phù điêu nổi rất cao với nhiều đề tài khác nhau.

Chiếc cầu lắp ghép bằng dá khối hộp nối Thượng diện với Tích Thiện am có độ cong quá mức, mỗi thành cầu có 3 tấm lan can chạm cả hai mặt, như vậy tắt cả có 12 bức chạm ở cầu cũng theo những đề tài khác nhau.

Cây tháp Báo Nghiêm ở phía sau nhà Tổ đệ nhất là tháp mộ thiền sư Chuyết Chuyết, được xây theo kiểu tháp Trung Quốc 8 mặt, có 5 táng chồng trên đế tháp, vòng ngoài lại có hàng hiên vây quanh mà phía dưới cũng có lan can. Tám mặt của lan can hiên, của đế tháp và của tầng dưới tháp (trừ phía trước trổ cửa vào lòng tháp) có tất cả 23 bức chạm, nhưng hiện nay đã bị mất 3 bức ở lan can hiên mới được lắp lại nhưng để trơn, chỉ còn 20 bức. Như vậy ở cả ba công trình kiến trúc trên hiện còn 58 bức phù điêu chạm những đề tải khác nhau. Trừ vài bức đồ hình trang trí, còn lại là một số loài hoa, một số cây cảnh, một số loài cá, cua, một số loài chim và

thú, có cả hoạt cảnh của người. Những hình này đôi khi có nội dung theo điển tích (như hai bức rồng và hổ đua tài) còn hầu hết là những cảnh trang trí, đôi khi nhân cách hóa cuộc sống thú vật nhất là khỉ, rồng để nói tình cảm người. Do yêu cầu trang trí nên đã không phụ thuộc vào tỷ lệ thực , để cho chim và hươu to xấp xỉ nhau, tất cả đều rõ ràng, dàn trải theo chiều ngang, tuy thế thường cho rồng ẩn trong mây còn cá thì lại lộ rõ ngoài nước. Những con vật thuộc cùng một loại (như rồng, lân, ngựa, hươu, khỉ, trâu, cò, cá...) nhưng ở mỗi hình lại được diễn tả theo một tư thế khác, tạo sự quen thuộc mà luôn đổi mới. Vì những hình chạm này đều nhằm trang trí nội thất, trực tiếp với ánh sáng tự nhiên nên khi nào cũng phơi bày đầy đủ, chỉ có do góc chiếu sáng với tia chiếu trực tiếp hay phản quang, ngoài nắng hay râm mà cho những hiệu quả khác nhau nhưng dù thế nào vẫn luôn sống động.

b) Tượng thờ

Do quy mô chùa lớn, nhiều toà nhà với không gian nội thất khác nhau, nên tượng thờ trong chùa đã nhiều về số lượng cũng nhiều về chủng loại. Về chất liệu, đến năm 1728 phủ chúa Trịnh mới ra lệnh cho phép quan và dân được làm các tượng Phật ở các chùa để cầu phúc, nhưng phải làm bằng gỗ hoặc đá, cấm không được làm bằng đất nếu dừng đồng để đúc thì phải xin phép bề trên. Nhưng trên thực tể cả trước đó , các tượng thờ ở chùa còn lại thường bằng những chất liệu bền vững đích thực của điêu khắc, phải đến thời Nguyễn mới nhiều tượng đất đắp. Do lượng chùa làm mới hoàn toàn ở thời Lê Trung Hưng đã lớn lại rất nhiều trong đó riêng chùa Bút Tháp đã tập rung nhiều tượng nổi tiếng:

- Bộ Tam Thế, nói đầy đủ là Tam thiên tam thế gồm các Phật Quá khứ, phật Hiện tại, Phật Vị lai tượng trưng cho ba nghìn thế giới nhà Phật: trong các chùa bộ tượng này bao giờ cũng được đặt ở vị trí cao xa nhất của Phật điện, ngồi thiền trên toà sen, toàn thân kể cả da thịt và y phục đều thếp vàng ròng, trừ tóc nâu đen xoắn, kích thước thường, lớn hơn người thực một chút. Bộ Tam thế chùa Bút pháp trong bố cục quy định ấy vẫn có vẻ đẹp riêng: dáng mình có vẻ bụ bẫm, vẻ mặt đăm chiêu nhìn xuống, toàn thân cân đối trong bố cục đóng kín, đầu nở với nhục kháo to, tai dài đeo hoa, ngực đeo dây anh lạc, các nếp áo quần đều nuột nà. Cái riêng là hai pho ngồi bán kiết, một pho ngồi kiết già tư thế tay thì mỗi pho một khác, đang kết những ấn quyết khác nhau. Dây anh lạc ở ngực và dải dây buộc trước bụng là những hình trang trí tỉ mỉ, trau chuốt. Toà sen có các cánh khá mập, mỗi cánh lại là một đồ hình trang trí. Điều đặc biệt là phía sau tượng đều có vòng hào quang như một cánh hoa sen có viền hoa dây, ở giữa là quầng sáng.

Quan âm thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp được đặt ở gian bên trái Thượng điện, quan

trọng nhưng gần đời để chúng sinh dễ tiếp cận. Toàn bộ tượng và bệ cao tới 3m70, được bố cục Quan âm ngồi trên đài sen do con rồng đội qua bể . So với Tam Thế, Quan âm có phần thon thả hơn, các nếp áo hòa với 42 cánh tay to và 789 cánh tay nhỏ làm thành vòng hào quang phía sau, tất cả cử như nhấp nháy và trôi chảy vào không gian, nhân quy mô lên với vẻ hoành tráng. Trong 42 cánh tay to, trừ đôi tay từ vai đang kết ấn liên hoa trước ngực và đôi tay phụ kết ẩn Tam muội trong lòng bụng, còn 19 đôi tay khác dang ra hai bên cân đối, nhịp nhàng như một đôi tay đang dịch chuyển trong các động tác khác nhau, như vậy biểu hiện được cả không gian và thời gian, áo tượng toả xuống gắn kết với toà sen, tất cả đặt vững trên đầu con rồng nhưng lại cứ như chao đảo. Bệ tượng ghi rõ được làm vào mùa thu năm Bính Thân (1656 ?) và do vị tiên sinh họ Trương có tước Giao Thọ nam ở Nam Đồng đã vâng lệnh khắc. Đây là trường hợp rất hiểm trong điêu khắc cổ Việt Nam. Loại tượng này đã rất phổ biến ở thời Mạc, nhưng Quan âm thiên thủ thiên nhãn chùa Bút Tháp là hoàn chỉnh hơn cả, sau đó vào khoảng chuyển tiếp giữa hai thế kỷ XVII - XVIII còn có ở chùa Tam Sơn (Bắc Ninh) và chùa Mễ Sở (Hưng Yên).

- Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền là hai hiệp sĩ ở hai bên đức Phật Thế Tôn hợp thành bộ Hoa Nghiêm tam thánh. Theo quy định chung thì Văn Thù cưỡi sư tử xanh ở bên trái, còn Phổ Hiền cưỡi voi trắng ở bên phải. Bộ tượng này ở chùa Bút Tháp đặt đúng phương vị, nhưng mỗi pho ở một gian bên nhìn nhau qua gian giữa. Tư thế ngồi và bố cục hai pho dường như đăng đối nhau, đều trong khối đóng kín, tĩnh tại mà cũng như sẵn sàng di động. Dáng cân đối với khối to và nét chảy rõ ràng, trên thân ít trang trí mà tập trung cho chiếc mũ trên đầu. Có thể xem hai pho này là mẫu cho những tượng cùng đề tài thuộc các thời sau thường thấy trong nhiều chùa.

- Tuyết Sơn tức thái tử Thích Ca đang tu khổ hạnh trên núi cao có tuyết phủ, chưa giác ngộ thành Phật, vì thể còn đầy chất người. Tuyết Sơn chùa Bút Tháp là pho tượng sớm nhất về đề tài này hiện còn, do đó đã lấy mẫu từ tượng Phật với tư thể ngồi thiền bán kiết, tay kết ấn Tam muội, đỉnh đấu có nhục kháo tóc xoăn... Nhưng ngoài công thức chung ấy, nghệ sĩ đã thể hiện sáng tạo : lấy mẫu từ một ông già Việt Nam, cả thể lực và tinh thần đều mạnh mẽ, vầng trán cao, chân tay rắn chắc, chỉ có bộ xương vè ở ngực là lộ rõ, biểu hiện tuổi tác chứ không phải gầy yếu, áo khoác phía bên phải chỉ vắt một mảnh trên vai để cân đối mã khác hẳn bên trái. Các tà áo lại còn qua dùi chảy xuống toà sen, do đó bệ và tượng được gắn với nhau thành một chỉnh thể. Từ mẫu tượng này, về sau đã gợi ý cho nhiều tượng Tổ chùa.

- Chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc được một số chùa tạc tượng để thờ, vì bà đã tham gia xáy dựng khá nhiều chùa lớn ở chùa Mật (Thanh Hóa), chân dung bà được đặt cùng khu với các bà phi khác ở xung quanh chồng là vua Lê Thần Tông. Các tượng này đều biểu hiện vị thế quý tộc cao nhất trang trí diêm dúa. Trái lại, tượng bà Ngọc Trúc ở chùa Bút Tháp thân hình thanh tao quý phái, song lại trong dáng dấp nhà sư ăn vận nâu sồng, và ao đó rất đời.

- Chân dung công chúa Lê Thị Ngọc Duyên và quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ được đặt trong khám riêng ở hai bên hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, là những phụ nữ quý tộc trẻ vẻ mặt sáng sủa, ngồi thiền nhưng ăn mặc sang trọng. Hai tượng này khá giống nhau, chỉ khác là nẹp áo quận chúa để trơn, còn nẹp áo công chúa thì thêu hoa khá tỉ mỉ. Có thể coi đây là những tượng Hậu Phật.

- Chân dung thiền sư Chuyết Chuyết và thiền sư Minh Hành ở chùa Bút Tháp là những tượng Tổ chùa sớm nhất hiện còn, mặc dù hai thiền sư đều là người Trung Quốc song đã được Việt Nam hoá, mang nét bình thản của kẻ tu hành, cơ bắp và da thịt được nghiên cứu giải phẫu khá kỹ, luôn mang nét riêng. Những tượng chân dung này được chú ý thể hiện trên cả hai yêu cầu sống và giống, có cá tính, có thần thái là mẫu cho các tượng Tổ chùa ở thời sau.

- Bộ tượng La Hán ở chùa Bút Tháp cũng là bộ tượng sớm nhất về đề tài này hiện còn, có 18 pho chia thành hai dãy ở hai hồi của Thượng điện. Môi pho ngồi trên một bệ bục riêng theo những tư thể khác nhau, phần nào có thể liên tưởng đến các vị Tổ đầu của Phật giáo Ấn Độ, có tinh thần nhập thế tích cực chứ không thoát tục như các tượng Tổ chùa, đều bằng gô, rất đời thường, do đó khác hẳn hệ tượng La Hán thời Nguyễn bằng đất rất ít cá tính.

Một phần của tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w