I NGHỆ THUẬT KẾN TRÚC 1 Kiến trúc cung đình
a) Điêu khắc đình làng
Kiến trúc Việt Nam dựa trên bộ khung gỗ. Các ngôi chùa sớm nhất hiện 'còn thuộc thời Trần đều đã quan tâm đến chạm khắc trang trí kiến trúc - mà điển hình là chùa Thái Lạc, nhờ đó các bộ phận gỗ lực lưỡng chất ngất trên cao không tạo cảm giác đe dọa nữa, mà nó "mềm" ra và gây được không khí sinh hoạt tôn giáo. Chùa Cói thời Mạc cũng thế, song nội thất chùa vừa trang nghiêm vừa thiểu sáng nên hình chạm thường ít hấp dẫn và phát huy tác dụng không nhiều,
Trái lại, đợt đình sớm nhất hiện còn thuộc thời Mạc, tuy không nhiều, nhưng những hình điêu khắc trong đình đã phát huy được cả giá trị nghệ thuật và nội dung. Đình xưa xung quanh để trống, ánh sáng tự nhiên ùa vào - nhất là phản quang từ sân sạch hắt lên các mảng gỗ trong đình có chạm khắc, làm cho các hình chạm đủ sáng để Phô diễn vẻ đẹp của mmh. Các hình chạm ấy thường ở trần cao, độ sáng tự nhiên chỉ đủ cho nó hiện ra trong sự huyền ảo có hư có thực, cứ lao xao di chuyển. .Nhưng hình trang trí đình làng thời Mạc phần lớn chạm nổi vừa phải, độ sáng ở nền và ở hình không chênh nhau quá nhiều, đời sống các nhân vật êm ả và bình dị trong sinh hoạt đời thường. Tất cả ở trên cao, từ bảy hiên chan hòa ánh sáng, đến hệ thống ván nong nối các đậu cột quân cả độ cao và độ sáng đều vừa phải, rồi những bức cổn trên vì nóc cao tít nhờ nhờ sáng... người xem càng vào trong càng phải chăm chú quan sát để rồi khi phát hiện ra vẻ đẹp thầm mỹ thì cũng nhận biết ý đồ nghệ sĩ xưa, tất cả đều bình dị quanh xóm làng.
Đình Tây Đằng (Hà Tây) là ngôi đình sớm nhất hiện còn, ngay ở bẩy hiên thường gập các hoa, lá, guột xoắn, đầu rồng, hãn hữu có cảnh người kéo dây... đan xen nhau dầy đặc, biểu hiện sự hòa đồng vũ trụ, nảy nở và sống dộng. Trong đình trên hệ thống ván nong chạy ngang vòng quanh lòng đình các hình chạm nối nhau theo băng dài ra, nhưng từng đoạn ngoài các đấu chạc
và hoa lá còn tập trưng nhiều hoạt cảnh của con người như : bổ củi, đi cày, gánh con, trai gái tình tự có tiên đến chào mừng hoặc có người chơi quanh.
Rồi trên những tai cột cái, những cổn trên xà đình và cổn ở giữa vì nóc cao tít còn thêm nhưng cảnh chèo thuyền, sinh hoạt nhà quan, săn bắt hổ và rồng uốn sinh động.
Đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang) ngoài các hình rồng, nghê, phượng, các hình tiên đuôi cá, tiên xoè cánh... còn có cảnh cô gái đánh đàn bên hươu, người bình dăn cưỡi rồng... Tiếp theo, đình Phù Lưu (Bắc Ninh) lại có những cảnh người cưỡi rồng, đấu vật, vinh quy bằng thuyền... Xu hướng trên còn ùa vào chùa, như chùa Cói (Vĩnh Phúc) ngoài hình thú cũng có cả cảnh cầu hiền, đi san bằng thuyền... Những hình trên đôi khi mang theo tích truyện, đôi khi đội lốt tiên cảnh, song nội dung thực của nó chính là cuộc sống ở nơi thôn dã, biểu hiện xu hướng nghệ thuật hiện thực, mở đầu cho sự hứng khởi của nghệ thuật tạo hình dân gian. Ở đấy nghệ sĩ không bị gò vào các công thức tạc tượng, được tự do sáng tạo, đường nét và mảng khối đều rõ ràng, góc nhìn luôn thay đổi để mọi nhân vật đều biểu hiện, không che khuất nhau, chân chất, hồn hậu.