I. MỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MỸ
2. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ (l954 1975)
Giữa năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại trong cả nước, toàn dân chuyển sang nhiệm vu chiến lược mới xây dựng CNXH ở nền Bắc và đấu tranh thống nhất “đất nước", giới mỹ thuật có điều kiện tập trung về thủ đô Hà Nội. Họ đã tổ chức ngay trong năm 1954 một cuộc triển lãm thực sự mang tính toàn quốc, là sự tổng kết của mỹ thuật kháng chiến, tuyển chọn những sáng tác đã giới thiệu trong các triển lãm ở Việt Bắc, ở Nam Bộ, ở khu V trước đây, và thêm một số sáng tác mới.
Trong điều kiện hòa bình, công việc đi dần vào chính quy. Năm 1957, Hội Mỹ thuật Việt Nam được thành lập. Trường Trung cấp Mỹ thuật được Chính phủ ra Nghị định nâng cấp thành trường Cao đảng Mỹ thuật Việt Nam ; rồi năm 1962 Viện Mỹ thuật - Mỹ nghệ được thành lập, năm 1966 Bảo tàng Mỹ thuật được khánh thành. Hội Mỹ thuật bên cạnh lực lương sáng tác có thêm đội ngũ nghiên cứu - lý luận - phê bình, tất cả nói lên tiềm năng phát triển của nền mỹ thuật cách mạng thật dồi dào mà thành tựu đã được khẳng định trong các cuộc Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc.
Báo cáo chính thức ở Đại hội lần thứ 2 Hội Mỹ thuật Việt Nam ( 1983) nhận định : "Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958 - một năm sau đại hội (thành lập hội) – là một thành tựu rực rỡ , một đóng góp xuất xắc của ngành ta trong việc giới thiệu nền nghệ thuật tạo hình cách
mạng Việt Nam ra thế giới. Những tác phẩm sơn mài Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An,
Tổ đổi công miền núi của Hoàng Tích Chù, Bình minh trên nông trang của Nguyễn Đức Nùng, Tát nước đồng chiêm của Trần Văn Cần, Hành quân đêm của Nguyễn Hiêm, Qua bản cũ của
Lê Quốc Lộc, Thôn Vĩnh Mốc của Huỳnh Văn Thuận, Du kích Bắc Sơn của Nguyễn Văn Tỵ,
Con nghé của Nguyễn Tư Nghiêm, Tre của Trần Đình Thọ, hoặc tượng Hương sen của Diệp
Minh Châu, Cắm thẻ nhận ruộng của Trần Văn Lắm v.v... đã gây xúc động biệt bao. Những năm sau đó, chúng ta lại liên tiếp "được mùa" bằng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1960 - chào mừng Đại hội lần thứ III của Đảng, và Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1962. Người ta nhớ mãi những tác phẩm đẹp ở hai cuộc triển lãm này, như Đấu tranh chống thuế của Nguyễn
Tư Nghiêm, Giờ học tập của Nguyễn Sáng, Hành quân trong rừng của Nguyễn Khang, Nam
Kỳ khởi nghĩa của Huỳnh Văn Gấm, Mùa đông sắp đến của Trần Văn Cẩn, Công nhân cơ khí
của Nguyễn Đỗ Cung, Đổi ca của Sĩ Ngọc hoặc tượng Đảng là mẹ hiền của Phạm Xuân Thi v.v... Bác Hồ kính yêu đã xem và khen ngợi : "Các tranh tượng đã nói lên được tình người, tả chân thật những người lao động bình thường. Anh chị em đã cố gắng đi sâu vào đời sống thế là tốt”. Một lần nữa Người lại khẳng định hướng đi cho nghệ thuật của chúng ta.
Năm 1964 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Các họa sĩ và nhà điêu khắc lại thích ứng hoàn cảnh mới, một mặt lên đường đến những nơi nóng bỏng nhất để ghi chép, sáng tác và phục vụ, không ít nghệ sĩ đã thành liệt sĩ, mặt khác đã khai thác vốn nghệ thuật cổ truyền để biểu hiện cảm xúc thầm mỹ của mình. Hiện thực chiến đấu sản xuất của quân dân đã đi vào tranh tượng, vừa động viên mọi người vượt lên mọi thử thách của chiến tranh, vừa tranh thủ sự đồng tình của thế giới. Bên cạnh các thể loại hội họa như sơn mài, sơn dầu, lụa có thêm bước phát triển mới, thì đồ họa đặc biệt phát triển. Các tranh khắc gỗ "Cồn Cỏ anh hùng ' của Quang Thụ, "Thanh niên xung phong chuyển tải đêm" của Giáng Hương, "Nữ dân quân Quảng Bình" của Nguyễn Thụ ... và những tranh cổ động "Thừa thắng xông lên" của Huỳnh Văn Gấm, "Bài ca chiến thắng” của Vũ Huyên, "Giữ lấy quê hương, giữ lấy tuổi trẻ" của Đường Ngọc Cảnh, "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Phan Thông ... đã gây xúc động lòng người. Nghệ thuật đồ họa từng được tổ chức những cuộc triển lãm riêng. Trên nhiều tuyển đường ra trận, tranh cổ động được phóng to đã góp phần cổ vũ khí thế chiến đấu và sản xuất của quân dân trong nhưng ngày ác hệt nhất.
Nghệ thuật điêu khắc cũng được khởi sắc, thành tựu được ghi nhận ở Triển lãm mười năm điêu khắc hiện đại Việt Nam ( 1963 - 1973). Nhiều tượng tròn và chạm nổi, đắp nổi lấy đề tài từ trong sản xuất và hai cuộc kháng chiến đã được người xem ca ngợi. Điều lý thú là chính trong chiến tranh tượng đài lại phát triển ngay ở những nơi rực lửa. Điền hình là nhóm tượng "Nam Ngạn chiến thắng” (Thanh Hóa - 1967), "Du kích làng Nguyễn” (Thái Bình - 1967), "Hà Bắc chiến thắng” (1968) và tượng các anh hùng liệt sĩ "Lý Tự Trọng”, “Kim Đồng”, "Võ Thị Sáu”, "Nguyễn Văn Trỗi" dựng ở thủ đô đã khích lệ tuổi trẻ cùng nhân dân cả nước kiên cường quyết chiến, quyết thắng. Cũng chính trong chiến tranh, phong trào mỹ thuật không chuyên lại phát triển rộng rãi, nhất là trong quân đội và công nhân. Ngoài các triển lãm đều đặn của các nữ tác giả còn có nhiều Triển lãm Mỹ thuật của các binh chủng, nhất là Triến lãm Mỹ thuật toàn quân năm 1974 thật sôi động. Phong trào sáng tác mỹ thuật của công nhân vùng mỏ Quảng Ninh được phát triển liên tục. Sáng tác tranh của thiếu nhi ngày càng nhiều và khi tuyển dự những cuộc trưng bày tranh thiếu nhi ở nước ngoài đã giành không ít giải thưởng.
Thành tựu của mỹ thuật cách mạng Việt Nam còn được triển lãm lớn ở nước ngoài. Năm 1956 tại ba nước XHCN châu A (Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ) và năm 1959 tại 8 nước XHCN châu Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức, Rumani, Hunggari, Bungari, Liên Xô và Anbani), triển lãm mỹ thuật Việt Nam luôn giành được cảm tình của nhân dân thế giới Trong sự phát triển của mỹ thuật trên đây có cả chiều rộng và chiều sâu, chưa bao giờ có một đội ngũ tạo hình đông đảo đi vào mọi mặt của cuộc sồng sôi động, từ đó lại dấy lên phong trào mỹ thuật không chuyên ở khắp các mặt trận sản xuất và chiến đấu. Các hình tượng nghệ thuật đã được khẳng định và đi vào lịch sử.
Trước hết vẫn là người chiến sĩ. Họa sĩ Nguyễn Sáng xây dựng anh bộ đội trong tranh "Giặc đốt làng tôi" nghe chị phụ nữ Thái tố cáo tội ác của địch vừa mới gây ra ở một làng quê mà gợi ra cả cảnh khói lửa, chết chóc khắp nơi, từ đấy sôi sục căm thù trên cả nét mặt và bàn tay cầm vũ khí Đến tranh "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” thì sự căm thù trên đã thành sức
mạnh quyết chiến, quyết thắng, càng hy sinh càng kiên định lập trường, cả một tập thể gắn bó theo Đảng. Ở đấy Nguyễn Sáng dựng hình đơn giản cả về nét và màu, bố cục thoáng và rất khỏe. Người chiến sĩ xuất hiện trên rất nhiều tranh, song rất ít cảnh đổ máu giữa trận địa, mà tập trung vào sự rèn luyện và chuẩn bị, đặc biệt vào tình quân dân. Anh hành quân đêm, hành quân mưa ... gian khổ nhưng cũng thật rộn ràng, phơi phới. Và khi gặp dân công, gặp người thân, thậm chí gặp một bà mẹ chưa hề quen biết thì anh mới thật hiền sao, quyến luyến trong tình gia đình rộng lớn. Khi lịch sử đã qua trang thì Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An là hồi ức về một dĩ vãng đầy tình yêu người, yêu thiên nhiên, để rồi trong hòa bình, anh bộ đội đi gặt giúp dân, dạy các em trong Tiếng đàn bầu (Sĩ Tốt) mới hiền hậu làm sao. Anh bộ đội còn làm kinh tế trong tranh Bình minh trên nông trang của Nguyễn Đức Nùng, anh với cánh tay săn chắc, càng nhớ về quê Nam càng xây vững hậu phương trên đất Bắc, hoành tráng trước một thiên nhiên rộng lớn, lấp lánh ban mai.
Hình ảnh người nông dân vào tranh cũng thật xôn xao. Không những họ cũng mặc áo lính làm anh bộ đội cụ Hồ, tham gia dân công giải quyết hậu cần, mà còn chiến đấu ngay tại quê mình. Nguyễn Tư Nghiêm với tranh Con nghé là chiến lợi phẩm của mặt trận phản phong, hạnh phúc đơn sơ và hồ hởi sâu lắng, màu sắc cũng thật tươi vui như gợi tranh Tết hiển vinh thủa nào. Làm chủ vận mệnh rồi, Tát nước đồng chiêm của Trần Văn Cẩn là cả một điệu múa ngay trong lao động, hân hoan rộn rã như có cả tiếng cười trong trẻo. Không chỉ đồng bằng, Tổ đổi
công miền núi của Hoàng Tích Chù đưa ta lên rẻo cao với những cô gái thuộc dân tộc ít người
đang cấy mà như múa trên ruộng nước, hình bóng lung linh, vòm trời lộng sáng, sắc núi cảnh làng đằng xa là cả thiên nhiên hùng vĩ. Xã hội mới gắn dần với công nghiệp, và hình ảnh người công nhân cũng chiếm chỗ trong tranh một cách đĩnh đạc.
Ta gặp ở đây những Mỏ Đèo Nai của Nguyễn Tiến Chung, những Đổi ca của Sĩ Ngọc và nhất là trên một loạt tranh của Nguyễn Đỗ Cung : Công nhân cơ khí, Học hỏi lẫn nhau, Tan ca,
mời chị em ra họp để thi thợ giỏi đã nêu bật những gương sáng lao động, gian khổ nhưng chủ
động, chững chạc.
Trong những thành phần trên, người phụ nữ chiếm tỷ lệkhá lớn. Đấy là điều hiển nhiên của nghệ thuật, song giờ đây họ không còn là những tiểu thư đài các, cũng không chỉ là những lao động vặt vãnh nữa, mà đã thực sự làm chủ gia đình làm chủ xã hội. Họ tham gia tích cực trong sản xuất cả nông và công nghiệp, còn ung dung thư thái trong chiến đấu với Nữ dân quân vùng
biển của Trần Văn Cẩn, với Sau giờ trực chiến của Nguyễn Phan Chánh, hồn hậu, tự tin.
Tập trung hơn cả là hình tượng Bác Hồ hầu như đã cuốn hút tất cả các nghệ sĩ tạo hình. Hình tượng Bác đã đi vào tranh, vào tượng với rất nhiều chất liệu khác nhau. Khi Bác làm việc, lúc tiếp xúc với các tầng lớp khác nhau, tất cả đã in đậm trong tâm trí mọi người dăn những dáng vẻ kỳ diệu, cao thượng mà dung dị, thân thương. Mỗi họa sĩ, mỗi nhà điêu khắc tự tìm ra những góc độ riêng để thể hiện về Người, không lặp lại, mỗi lần vào tranh lên tượng là một lần hóa thân để thăng hoa theo những cảm nhận khác nhau của người xem. Đây là lao động sáng tạo đầy khó khăn của nghệ sĩ, vì phải mang đến cho công chúng một hình ảnh rất quen thuộc mà lại rất riêng, rất mới.