1. Sự ra đời và hoạt động của Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương
Theo quy định của "Giải thưởng Đông Dương” về mỹ thuật được đặt ra từ đầu thập niên 20, họa sĩ Víchto Tacđiơ sau khi đoạt giải đã đi thăm Đông Dương. Với lòng ham mê nghệ thuật và được cảnh sắc của đất nước Việt Nam cuốn hút, ông quyết định ở lại và vận động chính quyền thực dân cho mở Trường Cao đẳng Mỹ thuật. Ngày 27- 10- 1924, Toàn quyền Đông Dương Meclanh (V. Merlin) ký Nghị định thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, mở ở Hà Nội , và Vichto Tacđiơ được bổ nhiệm làm giám đốc.
Sau một thời gian chuẩn bị gấp về trường sở, nhân sự và trang thiết bị, tháng 10- 1925 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương làm lễ khai giảng và chính thức đi vào hoạt động đào tạo bằng khóa I (1925 - 1930) với ngành hội họa gồm 8 sinh viên và ngành-điêu khắc gồm 2 sinh viên. Mỗi khóa học 5 năm, về sau mỗi năm mở thẽm một khóa (riêng năm 1935 và 1937 không mở thêm), cho đến Cách mạng 1945 mở được 18 khóa với 149 sinh viên, trong đó có 13 khóa trước đã cấp bằng tốt nghiệp cho 128 người. Trong 20 năm hoạt động (192t5 - 1945), đội ngũ giáo viên, giáo sư có tất cả 31 người thì chỉ có 6 người Việt Nam , mà từ khóa V mới có họa sĩ Nam Sơn dạy vẽ trang trí, các khóa VI, VII X XIII và XIV mới lần lượt thêm các giáo viên là nhà điêu khắc Gioócgiơ (Georges) Khánh, Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, kiến trúc sư Nguyễn Xuân Phương, họa sĩ Tô Ngọc Vân và bác sĩ Đỗ Xuân Hợp.
Từ đây các họa sĩ và nhà điêu khắc Việt Nam được đào tạo theo phương pháp khoa học phương Tây. Chương trình dàn kín trong 5 năm, gồm 3 năm dầu đào tạo cơ bản và hai năm cuối đào tạo chuyên khoa.
Về đào tạo cơ bản gồm những môn học cơ sở (giải phẫu người, định luật xa gần, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới, đạc biểu kiến trúc cổ) và những môn học cơ bản gồm các bài tập chuyên môn.
- Hình họa nghiên cứu : vẽ theo mẫu và vẽ theo trí nhớ, chủ yếu bằng chất liệu sơn dầu. - Bài tập điêu khắc : nặn theo mẫu và nặn theo trí nhớ.
Bài tập trang trí : nghiên cứu các họa tiết của nghệ thuật truyền thống và các họa tiết rút ra từ thiên nhiên, chép và nặn các họa tiết truyền thống, làm các bài tập bố cục trang trí trên mặt phẳng và trong không gian. Ở năm thứ 3 hàng tuần sinh viên còn học và nộp các bài tập về bố cục phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt tiến tới làm các bài tập sáng tác .
Về đào tạo chuyên khoa làm các bài tập theo thể loại và chất liệu khác nhau để hàng tuần trình báo và được chấm điểm.
Ngoài ra sinh viên còn được học ở bảo tàng và thư viện của trường qua nhiều phiên bản những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thế giới.
Chương trình đào tạo đã được xác định, song do sự điều hành của những giám đốc khác nhau mà từng thời cũng có những xu hướng khác nhau.
Từ năm 1925 đến 1937, trường do họa sĩ Vichto Tacđiơ làm giám đốc. Ông là họa sĩ có tài, từ nghệ thuật phương Tây đã phát hiện ra cái đẹp độc đáo của nghệ thuật truyền thống Việt Nam và óc sáng tạo tuyệt vời cùng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam, do đó chẳng những có công vận động thành lập trường mà còn kiên trì bảo vệ sự tồn tại của nó với mục tiêu "đào tạo các nghệ sĩ thuần túy”. Dưới sự điều hành của giám đốc họa sĩ Vichto Tacđiơ, các sinh viên được đào tạo thành nghệ sĩ với những sáng tạo vừa theo quy phạm hàn lâm, vừa biết vượt những ràng buộc máy móc có tính công thức, để vươn theo thời đại lại đậm đà bản sắc dân tộc mà những tác phẩm dự đấu xảo quốc tế đã được đánh giá cao. Từ năm 1930 đến năm 1938 trường còn mở các lớp dự bị để đào tạo nguồn.
Từ năm 1937 đến 1943, sau khi Vichto Tacđiơ mất, nhà điêu khắc Giông se (Jonchère) thay chức giám đốc lại chỉ muốn "đào tạo những người thợ mỹ nghệ” với xu hướng một trường mỹ thuật và nghệ thuật thực hành, có thêm những lớp dạy về sơn nhựa cổ truyền, trang trí nội thất, làm đồ gốm, chạm vàng. Tuy nhiên , các thầy trò đã phát huy được truyền thống của nhà trường, vượt qua sự hẹp hòi của lãnh đạo, nhiều người trở thành nghệ sĩ tài năng.
Đến khi Nhật đổ bộ vào Đông Dương, chính quyền thực dân tách trường làm hai là trường Mỹ thuật và trường Mỹ nghệ. Cuối năm 1943, Mỹ ném bom Hà Nội, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chia ra làm 3 bộ phận sơ tán về ba nơi xa nhau :
Khoa hội họa và một bộ phận nhỏ khoa điêu khắc lên Sơn Tây do Anhghembecty và các họa sĩ Nam Sơn, Tô Ngọc Vân phụ trách.
- Khoa kiến trúc và một phần lớn khoa điêu khắc vào Đà Lạt do Giông se phụ trách - các lớp mỹ nghệ về Phủ Lý do Gioócgiơ Khánh phụ trách.
Do điều kiện phân tán, cương trình học tập trung vào những môn chính, việc học gắn với thiên nhiên và thực tế hơn. Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa.
Như vậy, trước kia với mỹ thuật truyền thống các phường thợ đào tạo nghệ nhân theo kiểu “cha truyền con nối", trưởng thành bằng kinh nghiêm thông qua lao động thực mà không có bài bản toàn diện, tạo nên tình trạng mỹ thuật hầu hết là khuyết danh. Phương thức này trong dân gian vẫn còn, nhưng trên bình diện chính thức quốc gia, với sự Ta đời và hoạt động của Trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, Việt Nam đã có một trung tâm đào tạo các nghệ sĩ tạo hình (bao gồm cả kiến trúc) chính quy ở cấp cao. Ở đấy, bên cạnh chương trình và phương thức học mang tính hàn lâm của phương Tây, còn tìm hiểu truyền thống của dân tộc, của Trung Quốc và Nhật Bản, do đó đã tạo mối giao lưu nghệ thuật Đông - Tây. Các họa sĩ và nhà điêu khắc Việt Nam từ đây đã hướng cho mỹ thuật Việt Nam phát triển theo con đường mới - dân tộc hiện đại để hòa nhập vào mỹ thuật thể giới đương đại.
2. Những thành tựu mới của Mỹ thuật Việt Nam
Từ trước khi có Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một vài họa sĩ Việt Nam được đào tạo rất chuẩn mực ở phương Tây hay tự đào tạo theo lối phương Tây.Trong sáng tác của họ ở đầu thế kỷ XX đã kết hợp nhuần nhuyễn được những giá trị tạo hình truyền thống với khoa học nghệ thuật chặt chẽ, gắn quy luật xã hội với quy luật tự nhiên, cởi mở mà chặt chẽ. Trên hướng đi ấy từ khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập , các họa sĩ và nhà điêu khắc Việt Nam được đào tạo hệ thống, trở thành một đội ngũ nghệ sĩ tạo hình của dân tộc, họ vận dụng sáng tạo những quy tắc về bố cục không gian , cách dựng hình và ánh sáng... để từ những quan sát khách quan duy lý, qua bước trung gian là những hình ảnh sinh động đọng lại trong ký ức, khi tái hiện vào tác phẩm trơ thành những hình tượng tinh giản, sâu lắng, thoáng hoạt trong cấu trúc tổng thể.
Năm 1930 lớp họa sĩ đầu tiên tốt nghiệp, thì từ năm 1931 trở đi các họa sĩ Việt Nam đã liên tục tham gia bày tranh tại các triển lãm đấu xảo quốc tế : 1931 tại Paris (Pháp), 19S2 tại Rôm (ý), 1936 tại Milăng và Napơlơ (Y), 1935 tại Bơruxenlơ (Bỉ), 1937 tại Xăngphơrăngxieô (Mỹ) và Paris... được giới sành nghệ thuật quốc tế đánh giá cao. Từ đấy, nhiều tên tuổi các họa sĩ Việt Nam như Nguyễn Phan Chánh, Nguyên Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Bùi Xuân Phái... cùng với tác phẩm của mình đã vượt biên giới, trở thành
những danh họa quen thuộc của thế giới hội họa. Công chúng trong nước cũng dần quen với nghệ thuật. Sau vài triển lãm lẻ tẻ, năm 1937 nhân dịp trong "Đại hội đồng kinh tế tài chính Dông Dương” có tiếng nói đòi đóng cửa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương, các họa sĩ và sinh viên đã tổ chức ngay tại trường một số cuộc triển lãm mỹ thuật lớn có đến hàng nghìn tranh và đồ mỹ nghệ, bày chật trong 3 phòng, trong đó tập trung vào hai chất liệu dân tộc đặc sắc là lụa và sơn ta. Nhiều công chức và công chúng đến dự, dư luận các giới hoan nghênh, điều đó càng khẳng định sự tồn tại của trường là đúng đắn và cần thiết.
Năm 1938 Giông se muốn hạ cấp Trường Mỹ thuật "chỉ đào tạo những thợ mỹ nghệ", thì một nhóm họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị và Nguyễn Khang đã lên tiếng phản đối kịch liệt, và dẫn ra cái tài của nghệ sĩ Việt Nam : “Lê Phổ không học sơn bao giờ mà những tác phẩm của ông dễ ưa hơn tác phẩm của nhiều người học sơn ; Cát Tường không học ở trường Dentelle mà chế ra những denteue chưa ai vượt nổi ; Gia Trí vẽ sơn ta, vẽ lụa, khắc gỗ... đều xuất sắc vì ông là một họa sĩ có tài".
Để khẳng định thành tựu của mỹ thuật Việt Nam , cuộc Triển lãm Mỹ thuật năm 1939 ở Hà Nội , như đánh giá của Nguyễn Đỗ Cung là cả một vườn hoa nghệ thuật trăm sắc: “Tô Ngọc Vân lại cho ta ngắm một nghệ thuật lưu loát và chắc chắn của một thông minh già dặn. Nguyễn
Phan Chánh vẫn dịu dàng. Bức tranh hai con cò dưới gốc mận nở hoa là một lối vẽ hoàn toàn Á Đông có rất nhiều hy vọng mới. Những tác phẩm của nghệ sĩ Lương Xuân Nhị đúng đắn, và xinh, nhẹ nhàng và rất dễ yêu. Trần Văn Cẩn âm thầm và theo đuổi sự tưng bừng sáng sủa của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc trên hơn mười bức tranh phấn và sơn. Nguyễn Tường Lân vẫn dí dỏm gẩy lên những nét vui tươi xinh xắn trên những phố cũ của Hà Nội gay gắt nắng mà vẫn không ra ngoài cái dịu dàng vàng chói của mùa hè. Hoàng Lập Ngôn phóng bút phác bằng màu phấn những cảnh có thể rất linh hoạt.
Bức tranh in gỗ của họa sĩ An Sơn - Đỗ Đức Thuận làm ta nhớ sông Hồng tấp nập, nét vẽ gân guốc và bâng khuâng như đã thuộc về lịch sử. Nguyễn Khang trên bức lụa và những tấm tranh rực rỡ sơn bằng lối ta, mới mẻ hẳn trong sự rõ ràng về hình cũng như về sắc phóng túng... Dịu dàng, yêu đẹp trước những cảnh đồng ao rộng rãi gần Hà Nội lại là cái thích của họ a sĩ Trần Đình Thọ . Màu thuốc mát mẻ như một chiều nắng hanh êm ả trong bầu không khí lặng lẽ … Bùi Trang Chước tươi cười trong một cảnh xuân với những cô gái rất đáng yêu, xen trong hoa mai trắng nở. Họa sĩ Nguyễn Văn Ty tuy chỉ có một bức tranh in gỗ cũng đủ cho ta thấy một tấm lòng cao thượng tôn sùng những nét hay, cổ kính và ngay thẳng… (Báo Ngày Nay số 193, ngày 23- 12- 1939). Ở bài đánh giá này, Nguyễn Đỗ Cung còn dẫn ra nhiều họa sĩ và họa phẩm khác : Phạm Tú sắc sảo và trong trẻo, Nguyễn Huyến lực lưỡng và mạnh dạn, Văn Giáo nhiều màu sắc hơn kém, tươi vui và dịu dàng, Nguyễn Văn Đức cân đối, êm dịu mà rõ rệt, Nguyễn Văn Nùng có màu thuốc táo bạo với nắng chiều vàng rực, Nguyễn Nhật sặc sỡ, Phạm Viết Song và Nguyễn Phúc đã tìm cảnh núi sông mênh mông bằng những nét vẽ sơ sài, Trần Bình Lộc toàn thể chắc chắn, Văn Tiếp có vẻ ngớ ngẩn và cách đặt màu lạ, Nguyễn Tiến Trinh có màu dịu, Nguyễn Cao Thương dè dặt trong thứ ánh sáng xanh lạ, Nhan Chí hơi nặng nề và Nguyễn Bằng hơi chút khô khan. . . tất cả đã tạo nên “phong trào Phục hưng nền Mỹ thuật Việt Nam của cụ Tardieu gây dựng”.
Trong sự phát triển có tính chất khẳng định về một nền mỹ thuật Việt Nam với đầy tin tưởng ấy, cũng là sự phát triển của các chất liệu gắn với những họa sĩ tiêu biểu. Nếu sơn dầu là thể mạnh của mỹ thuật phương Tây, là trọng tâm truyền dạy của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được các họa sĩ Việt Nam tiếp nhận và làm cho nó nhuần nhụy theo ánh sáng và thẩm sắc Việt Nam , thậm chí còn vượt qua những quy phạm có tính nguyên tắc để gây được sự mới lạ đến táo bạo như ở các tranh về phố cổ Hà Nội của họa sĩ Bùi Xuân Phái thì nổi bật lên trên ý định ban đầu của tróng là loại tranh lụa mà tiêu biểu là của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh mềm mại và kiêu sa, thâm trầm và óng ả, đậm dà sắc thái A Đông để rồi khi đưa sang phương Tây luôn nhận được sự vồ vập và trọng thị.
Điều mới lạ đến bất ngờ là sự sáng tạo ra chắt liệu hội họa sơn mài. Chất liệu này vốn đã phổ biến trong mỹ thuật cổ truyền Việt Nam , nhưng còn dừng ở chất mỹ nghệ, giờ đây các họa sĩ Việt Nam dã thể hiện kỹ thuật tạo màu mới, lại vận dụng những quy luật tạo hình kết hợp cả hai lối nhìn Đông - Tây để tạo ra một không gian thích hợp, làm cho nó vượt khỏi tính trang trí mỹ nghệ cố hữu. Dù phải sau Cách mạng tháng Tám 1945 sơn mài mới được tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh ruột chất liệu hội họa, thì ngay ở giai đoạn thể nghiệm ban đầu này, họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã khám phá ra những sắc màu mung lung đến huyền diệu vượt xa khỏi chất liệu khác, để đưa lên tranh tạo nên tác phẩm độc đáo như nhận xét của Nguyễn Đỗ Cung : “Còn gì khô sượng bằng vỏ trứng gà giữa mấy màu đen đỏ. Vỏ trứng đó đã thành ánh sáng nhễ nhại và huyền diệu trên thân thể của một thiếu nữ mặc áo đỏ trên một bức sơn. Giữa một cảnh lộng lẫy, thiếu nữ đó dã tưng bừng đi ra cũng mặc áo sẫm xanh. Áo sẫm xanh này chỉ có sơn đen và vỏ trứng gà" (tạp chí Thanh Nghị số 79, ngày 19- 8- 1944) .
Từ đây phát triển tiếp cho đến khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa, đội ngũ họa sĩ và nhà điêu khắc Việt Nam đã trở nên đông đảo, nội dung tác phẩm ngày càng gắn với nhân sinh xã hội, một số người đã sớm giác ngộ trở thành nhưng chiến sĩ văn hóa đóng góp tích cực cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.
Nếu Mỹ thuật Việt Nam trong thời quân chủ, chủ yếu thể hiện ở tượng chùa và trang trí đình làng, có một số tranh lụa và đồ họa, còn đội ngũ nghệ sĩ gần như vô danh, không để lại được mấy tên tuổi cụ thể, thì giờ đây vào thời cận đại, mỹ thuật Việt Nam có sự đổi mới về chất, khởi sắc hắn lên. Bên cạnh những thành tựu về mỹ nghệ vẫn phát triển theo hướng truyền thống, việc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, về khách quan đã đào tạo
được đội ngũ họa sĩ tạo hình có nghề, nắm vững phương pháp nghệ thuật khoa học phương Tây, song từ dòng máu dân tộc và sự đam mê sáng tạo, đã kết hợp nhuần nhuyễn hai dòng nghệ thuật Đông - Tây, đẩy mỹ thuật Việt Nam sang trang mới hòa nhập với thế giới, trong đó có những kiện tướng trên từng chất liệu.
Chương XII
MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẬI (TỪ CM 1945 ĐẾN NAY)