I NGHỆ THUẬT KẾN TRÚC 1 Kiến trúc cung đình
c) Tượng Quan âm
Thư tịch nói đến chuyện Quan âm từ thời Lý, tượng Quan âm sớm nhất đã thấy ở chùa Hưng Phúc (Bắc Ninh) thời Lê sơ, nhưng phải đến thời Mạc mới phổ biến và còn thấy ở nhiều chùa: chùa Cập Nhất (Hải Dương), chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc), chùa Thượng Trưng (Phú Thọ), chùa Bối Khê (Hà Tây), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình), chùa Đại Trà (Hải Phòng), chùa Đào Xuyên (Hà Nội)... gồm đủ các loại Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (từ hàng chục đến hàng trăm tay, thường cũng là Quan âm Nam Hải), Quan âm Tọa Sơn...
- Chùa Cập Nhất còn gọi là Động Ngọ tự hay chùa Phẩm (Hải Dương) có pho tượng Quan âm Nam Hải ngồi tĩnh tọa trên tòa sen đặt trên bệ khối hộp chém góc gợi biển cả (vốn xưa còn thêm đầu rồng hay quỷ nhô lên) đội. Tượng có 6 đôi tay (nhưng đã rơi rụng mất 3 tay), trong đó đôi tay chính kết ấn hên hoa trước ngực (về sau phần lớn kết ấn chuẩn đề nên còn gọi là Quan âm chuẩn đề), còn 5 đôi tay tỏa sang hai bên như múa, đội mũ thiên quan, tai đeo hoa, cổ tay đeo vòng, mặc áo dài nuột, hai nửa đăng đối. Dáng tượng đã thon thả, đường nét mượt. Toà sen có các cánh nổi mập đầy chất điêu khắc, được trang trí cánh sen cách điệu. Mặt bệ được chia nhiều ở chạm cây vũ trụ và cặp sừng tiêu biểu của thời Mạc. Điều đặc biệt là sau bệ khắc rõ tên 14 người góp tiền làm tượng vào tháng chạp năm Nhâm Ngọ niên hiệu Diên Thành 5 tức 1582, tượng cao 0m78, kể cả bệ là 1m30.
Tượng Quan âm Nam Hải lớn và hoàn chinh nhất của thời Mạc còn lại là ở chùa Hội Hạ. Tượng ở thế ngồi tĩnh tọa còn cao 1m8, nếu kể cả bệ cao 3m7. Ngoài đôi tay chính kết ấn liên hoa, từ hai bên sườn còn mọc ra 20 đôi nữa, từng cặp tay cân đối, cầm báu vật hoặc kết ấn các kiểu. Đây là số tay to nhiều nhất trong loại tượng này. Trong phần bệ tượng vẫn còn đầu quỷ mang dáng đầu người với sự trợ lực của hai đầu rồng ở hai bên cùng nhô từ mặt biển lên đỡ tòa sen. Bệ lục giác, phần giữa thót lại có chim thần ở các góc. Hai bên tòa sen của Quan âm có cặp tượng nhỏ Kim Đồng - Ngọc Nữ cũng đứng hầu trên đài sen nhỏ từ biển nhô lên, tạo thành nhóm tượng là mẫu cho đề tài này ở thời sau.
Các tượng trên cũng là Quan âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, song sát với nghĩa đen hơn cả, ở thời Mạc là pho ở chùa Thánh ân xã Đa Tốn (Hà Nội) ngoài 42 tay lớn mọc từ thân tượng còn có 610 cánh tay nhỏ ở phía sau lưng xếp thành 5 lớp như những đôi cánh nâng tượng lên, đồng thời từ thân tượng còn có 610 cánh tay nhỏ ở phía sau lưng xếp thành 5 lớp như những đôi cánh nâng tượng lên, đồng thời cũng gợi ra vòng hào quang mà đến thế kỷ XVII sẽ hoàn chỉnh.
Về tượng Quan âm Tọa Sơn đích thực và sớm nhất còn lại đến nay, có lẽ là ở chùa Đại Linh thôn Đại Trà (Hải Phòng). Tượng cao 0m72, kể cả bệ là lm05, ở tư thế ngồi trên đỉnh núi, một chân chống và một chán gấp ngang, hai tay để trên đầu gối, các vạt áo chảy lan xuống vách núi. Bệ tượng là vạt núi, trên có chạm hình chim, khỉ, cá sấu và cả mặt quỷ vừa gợi thiên nhiên hùng vĩ còn hoang sơ, vừa tạo vẻ hoành tráng với không gian mênh mông. Tượng bằng đá, cùng chất liệu và phong cách với tượng "đức vua Mạc" khắc rõ làm năm 1578. Đây là mẫu cho loại đề tài này được tạc Phật và Quan âm vốn có nguồn gốc nam, song sang Việt Nam do đạo Phật kết hợp với tín ngưỡng Mẫu nên đã dần nữ hóa. Điều này đã thấy rõ ở tượng Phật Thế Tôn chùa Phật Tích thuộc thời Lý, qua một thời gian dài vắng bóng, đến thời Mạc phát triển nở rộ và còn khá nhiều, thì việc nữ hóa được khẳng định hoàn toàn, và do đó từ cấu tạo cơ thể đến phục sức dễ tổng hợp những nét đẹp điển hình.